Kiểm tra sức khoẻ
Đánh giá nguy cơ đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh cơ bản về lối sống liên quan tới sự tăng nồng độ glucose trong máu. Nó là một tình trạng mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không tiết đủ insulin hoặc khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả. Hormone Insulin sản tuyến ở tụy giúp duy trì nồng độ glucose ở mức bình thường trong máu.
Nghiên cứu gợi ý rằng, bệnh đái tháo đường không được kiểm soát và điều trị có thể gây những hậu quả nguy hiểm trước mắt và lâu dài gồm mất thị lực, nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, bệnh lý dây thần kinh và suy thận.
Bằng việc sử dụng công cụ Medindia bạn sẽ biết được liệu mình có nguy cơ mắc tiểu đường hay không?
Đâu là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?
- Di truyền hoặc tiền sử gia đình: Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường nếu có người trong gia đình như bố mẹ, ông bà, anh chị em được chẩn đoán mắc bệnh này.
- Thừa cân: hãy giữ cân nặng hợp lý. Các mô dư thừa chất béo sẽ làm cho tế bào đề kháng lại với Insulin
- Huyết áp cao: bạn có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ nếu HA > 140/90 mmHg
- Chế độ ăn không lành mạnh: thói quen ăn các thức ăn có hại cho sức khỏe có thể khiến bạn đến gần hơi với nguy cơ mắc bệnh. Các đồ ăn chiên, rán, đồ ăn nhanh, đồ uống nhiều đường tốt nhất nên được tránh nếu muốn ngăn chặn bệnh.
- Lối sống ít vận động: một lối sống ít vận động không được khuyến khích nếu bạn muốn tránh xa căn bệnh này. Hoạt động thể lực thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng và kích thích các tế bào trở nên nhạy với Insulin hơn.
- Chủng tộc: Trong khi nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ, một số chủng người như người Châu Phi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, người Ấn gốc Mỹ, hay người Mỹ gốc Á được thấy là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Mức Cholesterol và Triglyceride bất thường: Nồng độ HDL hay “cholesterol tốt” thấp trong máu có thể làm tăng nguy cơ ĐTĐ. Người có Triglyceride cao (một dạng chất béo khác có trong máu) cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này.
- Đái tháo đường thai kỳ: Nguy cơ mắc ĐTĐ và nhất là ĐTĐ typ 2 tăng khi bạn được chẩn đoán mắc ĐTĐ thai kỳ trong quá trình mang thai. Sinh một em bé có trọng lượng trên 4kg cũng khiến bạn đến gần hơn nguy cơ mắc bệnh.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là một tình trạng thường gặp dẫn đến kinh nguyệt ra ít hay ra thất thường cùng với các triệu chứng khác như béo phì và tăng mọc lông tóc. Phụ nữ được chẩn đoán buồng trứng đa nang có thể mắc đái tháo đường ở giai đoạn sau đó.
Đái tháo đường typ 1
ĐTĐ typ 1 còn gọi là ĐTĐ thiếu nhi, thường gặp ở trẻ em và người trẻ . Nó không phổ biến như ĐTĐ typ 2, chỉ gặp 5% trong số những người mắc căn bệnh giết người thầm lặng này
Ở những bệnh nhân ĐTĐ typ 1, hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào beta do đó ngăn cản sự sản xuất Insulin mà đáng ra được sản xuất bởi những tế bào này. Tiêm Insulin và theo dõi mức đường huyết hàng ngày giúp bệnh nhân sống khỏe và lâu hơn
Đái tháo đường typ 2
Đtđ typ 2 là thể bệnh phổ biến nhất, khi cơ thể không sử dụng hiệu quả Insulin hoặc nói cách khác Insulin được sản xuất ra nhưng không được sử dụng đúng cách. Trong khi thể bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe nặng nề nó cũng có thể được kiểm soát với điều trị và chăm sóc phù hợp. Nên theo dõi đường máu, dùng insulin để làm giảm đường huyết, duy trì cân nặng và thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên
Mức đường máu mục tiêu ở những bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và typ 2 là bao nhiêu?
Typ bệnh |
Mức glucose mục tiêu(mg/dL) |
Tuýp 1 |
Lúc đói 70-110 |
Sau ăn 70-150 |
|
Tuýp 2 |
Lúc đói 100-150 |
Sau ăn 100-180 |
0 bình luận