Phòng & Chữa Bệnh
PHỎNG VẤN BÁC SĨ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIRUS CORONA LÊN HỆ HÔ HẤP CỦA TRẺ NHỎ
Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay đã ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống kinh tế – xã hội của nước ta, trong đó cũng tác động tới những vấn đề phúc lợi dành cho trẻ em, đặc biệt là giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều trẻ em bị mắc phải COVID-19 do bị nhiễm từ các người lớn xung quanh. Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu, chưa có kiến thức và khả năng bảo vệ sức khỏe cho bản thân, dễ bị ảnh hưởng nhất trước nguy cơ dịch COVID-19. Vậy, tác động của virus corona lên trẻ em, đặc biệt là hệ hô hấp là như thế nào? Hãy cùng Tdoctor lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh – chuyên khoa Nhi tổng quát – Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh nhé.
NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA VIRUS CORONA LÊN HỆ HÔ HẤP CỦA TRẺ
Bệnh do vi-rút Corona (COVID-19) có thể gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến trẻ em ở tất cả các độ tuổi, từ sơ sinh đến 12 tuổi. Khả năng mắc bệnh cũng tương tự như ở người trưởng thành.
Cũng giống như khi tấn công các nhóm đối tượng khác, virus corona sẽ làm hệ hô hấp của bé bị viêm. Ban đầu, virus xâm nhập tế bào và hình thành nên ổ virus, tiếp theo, virus gây rối loạn hệ miễn dịch, có thể dẫn đến tổn thương phổi nặng nề. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được thực hiện tại Ile-de-France (Pháp) bởi 27 bác sĩ nhi khoa từ 14/04 đến 12/05/2020 trên 605 trẻ em. Kết quả cho thấy rằn, đến 15 tuổi, trẻ em không dễ nhiễm bệnh. Thậm chí đáng ngạc nhiên hơn là những người trưởng thành truyền SARS-CoV-2 cho trẻ chứ không phải ngược lại.
Các xét nghiệm huyết thanh cho thấy 10,7% trẻ em được sàng lọc đã bị nhiễm COVID-19. Các xét nghiệm PCR, trong khi đó, chỉ ra rằng 1,8% trẻ em là người mang SARS-CoV-2. Nhưng đó không phải là tất cả: chỉ 0,6% trong số đó là nhiễm bệnh. Các phát hiện xác nhận không chỉ trẻ em ít bị nhiễm COVID-19 mà còn ít có khả năng truyền virus. Để giải thích hai hiện tượng này, TS. Robert Cohen, bác sĩ nhi khoa, truyền nhiễm và đồng tác giả của nghiên cứu, đã đưa ra một số dẫn chứng: trẻ em có ít thụ thể virus hơn trên niêm mạc mũi, điều này hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Trẻ cũng tự bảo vệ chống lại nhiễm khuẩn tốt hơn người lớn vì trẻ thường xuyên tiếp xúc với nó (miễn dịch chéo), và trẻ bị sổ mũi liên tục (miễn dịch được rèn luyện).
Trẻ em khi mắc Covid-19 thường không có các triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không rõ ràng. Các triệu chứng này cũng tương tự như triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường, bao gồm sốt, sổ mũi, đau họng, đau cơ… khiến bé mệt mỏi hay quấy khóc. Một số ít các bé tình trạng bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn hoặc nếu bé có các bệnh nền từ trước như đái tháo đường, hen suyễn, béo phì, suy giảm hệ miễn dịch thì khả năng bệnh trở nặng là cao hơn.
CÓ NÊN ĐEO KHẨU TRANG CHO BÉ?
Theo bác sĩ Hạnh, việc đeo khẩu trang cho các bé là hoàn toàn được dù trong trường hợp bé mắc hay chưa mắc bệnh. Tuy nhiên cần phải chú ý một số vấn đề để đảm bảo bé vừa được thoải mái vừa đảm bảo toàn cho sức khỏe.
Cần chú ý thay khẩu trang khi khẩu trang bị ẩm hoặc khi tiếp xúc người có nguy cơ hoặc ở trong môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh. Đối với các trẻ em đã bị nhiễm bệnh, phải bắt buộc đeo khẩu trang liên tục và các trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phải cực kì cẩn thận để tránh các nguy cơ như bé bị ngạt thở hoặc tím tái…
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ TỶ LỆ TỬ VONG DO CÚM CORONA Ở TRẺ EM LÀ BAO NHIÊU?
Như đã đề cập ở trên, trẻ em thường bị lây nhiễm covid-19 ở mức độ nhẹ. Do đó, khả năng chữa trị là cao hơn. Triệu chứng của trẻ em thường nhẹ, tự khỏi. Các điều trị chủ yếu hiện nay là tăng cường dinh dưỡng và đề kháng cho bé. Đối với các trường hợp bệnh nặng, cần nhập viện ngay để các bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị một các tốt nhất.
Theo ước tính, tỉ lệ tử vong của trẻ do tác động của virus corona thấp hơn hẳn so với người lớn, rơi vào khoảng từ 0.00 - 0.25%.
CÓ ẢNH HƯỞNG CỦA VIRUS CORONA LÊN HỆ HÔ HẤP CỦA BÉ SAU KHI KHỎI BỆNH KHÔNG?
Hiện tại, đối với các ca nhẹ, thì không có tác động hay ảnh hưởng nào lên hệ hô hấp của các bé sau này.
Đối với các bé có bệnh diễn tiến nặng, có thể gây tác động đến hệ hô hấp của các bé như hệ hô hấp của các bé yếu hơn nên có thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp… Tuy nhiên, tác động này còn phụ thuộc vào cơ địa, khả năng hồi phục hay các tác nhân khác như dinh dưỡng, môi trường...tác động lên quá trình hồi phục của trẻ.
Bác sĩ Hạnh còn cho biết thêm, ngoài việc phát bệnh, sức khỏe xã hội, cảm xúc và tinh thần của nhiều trẻ nhỏ đã phải chịu tác động từ đại dịch. Vì vậy, cần phải chú ý và bảo vệ an toàn cho trẻ em, đặc biệt là tình hình dịch ngày càng xấu đi như hiện tại.
Nếu còn thắc mắc về việc giúp trẻ em phòng tránh COVID-19, hoặc các vấn đề liên quan đến khoa Nhi, bạn có thể liên lạc với bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh hoặc các bác sĩ chuyên khoa Nhi uy tín khác qua website của Tdocter hoặc trực tiếp đến các phòng khám thuộc hệ thống của Tdoctor để kiểm tra và tư vấn thêm.
Để được tư vấn trực tiếp, quý Khách vui lòng liên hệ với website của Tdoctor. Tải ứng dụng của Tdoctor để có thể dễ dàng nhận được sự tư vấn bác sĩ cũng như đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
0 bình luận