MỐI LIÊN QUAN GIỮA STRESS VÀ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Đau cột sống, đau nhức xương khớp là tình trạng mà rất nhiều người ở mọi độ tuổi đang gặp phải và luôn đặt cho nó một sự quan tâm nhất định. Tùy vào từng cấp độ bệnh lý khác nhau các cơn đau cũng sẽ có những mức độ biểu hiện khác nhau. Nhưng chung quy lại vẫn khiến chúng ta cảm thấy bị đau đớn, khó chịu.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay, chúng ta không chỉ bị đe dọa bởi sức khỏe về mặt thể chất mà còn bị ảnh hưởng cả về mặt sức khỏe tinh thần Những biến động diễn ra xung quanh chúng ta hàng ngày góp phần làm gia tăng thêm stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc….
Chính vì thế, theo bác sĩ chấn thương chỉnh hình Trần Trung Kiên có thể chỉ là một cơn đau nhỏ nhưng STRESS sẽ một phần tác động thêm gây ra những cơn co cơ, chèn ép thần kinh mạch máu, gây giảm đi lượng lưu thông máu đến các hệ cơ xương khớp…. Dẫn đến việc bạn suy nghĩ bản thân ĐAU là do đang bị một chứng bệnh nào đấy vô cùng nặng. Khi não bộ càng tập trung sự chú ý vào CƠN ĐAU sẽ gây ra biến đổi của thần kinh trung ương khiến triệu chứng ĐAU ngày càng nghiêm trọng hơn. Một vòng lẩn quẩn cứ liên tục tiếp diễn sẽ khiến người bệnh bị nhấn chìm trong những suy nghĩ tiêu cực, những cơn đau dai dẳng không lối thoát và dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
- Bạn đang bị ĐAU nhưng do tình hình dịch bệnh không thể trực tiếp đi khám được.
- Bạn đã từng phẫu thuật để khắc phục tình trạng đau nhức ấy nhưng cơn ĐAU vẫn tiếp tục tìm đến bạn.
- Bạn đang phải dùng thuốc để hạn chế, khắc phục các cơn ĐAU dai dẳng ấy.
- Bạn đã được chỉ định để phẫu thuật nhưng chưa sắp xếp được thời gian phù hợp nên phải đành hoãn lại lịch trình ấy.
VẬY! LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ HẠN CHẾ, LÀM GIẢM ĐI ĐƯỢC CÁC CƠN ĐAU VÀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG STRESS?
- Kiên trì sử dụng thuốc và thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ: Trường hợp đã được chỉ định tiến hành phẫu thuật thì cố gắng thời gian thực hiện việc ấy sớm nhất có thể.
- Tiếp thu thông tin, tin tức một cách hợp lý, chọn lọc: Việc cập nhật quá nhiều các thông tin về tình hình dịch bệnh trong một ngày hay việc liên tục tìm hiểu về các vấn đề mình đang gặp phải với những luồng thông tin không chính xác, sẽ góp phần gia tăng tình trạng hoang mang, căng thẳng và làm trầm trọng hơn vấn đề mình đang gặp phải.
- Thường xuyên trò chuyện cùng người thân bạn bè: bác sĩ Trần Trung Kiên cho rằng việc chia sẻ, trò chuyện cùng nhau một phần nào đó có thể giải tỏa được những áp lực, căng thẳng và có thể giúp chúng ta “quên” được cơn ĐAU mà mình đang gặp phải.
- Duy trì lối sống lành mạnh – không chất kích thích, rượu bia: hình thành thói quen ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, chú trọng các loại rau củ quả tươi, chế biến vừa. Nạp đủ lượng nước cho cơ thể (trung bình từ 2-3 lít nước mỗi ngày). Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao.
- Điều chỉnh giờ giấc ngủ và tư thế ngủ hợp lý: Trung bình mỗi người cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Hạn chế việc thức khuya, đảo lộn giờ giấc của giấc ngủ. Và cần hình thành tư thế ngủ thoải mái, tránh việc nằm nghiên hay nằm sắp quá lâu khiến cột sống bị cong lại, ảnh hưởng nhiều đến xương khớp.
- Tắm nước ấm khi ngủ dậy: Tắm nước ấm vào buổi sáng giúp lưu thông máu, làm giảm tình trạng cơ bị co cứng và làm dịu đi các cơn đau.
- Liên hệ ngay đến các bác sĩ, trung tâm ý tế: khi các có các dấu hiệu vượt quá ngoài tầm kiểm soát của bản thân.
................................................................................................................................................
Chúc mọi người luôn khỏe mạnh, suy nghĩ tích cực và bình an.
Hãy liên hệ trực tiếp với Tdoctor khi gặp các vấn đề về sức khỏe để được các bác sĩ tư vấn.
Hoặc có thể đặt câu hỏi miễn phí và đặt lịch hẹn khám cùng bác sĩ Trần Trung Kiên - chuyên khoa: Chấn thương chỉnh hình, cột sống, thần kin. Để được bác tư vấn miễn phí và hỗ trợ một cách tốt nhất.
0 bình luận