Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Thông tin dược chất Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VD-19892-13

Đóng gói:

hộp 3 vỉ x 10 viên

Tiêu chuẩn:

DĐVNIV

Tuổi thọ:

36 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty cổ phần dược phẩm Khánh Hoà

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm Khánh Hoà

Quốc gia đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm Khánh Hoà

Loại thuốc:

Thuốc chống tăng huyết áp thuộc loại chẹn chọn lọc trên thụ thể giao cảm beta-1

Hướng dẫn sử dụng

Liều dùng và cách dùng:

Nên thận trọng khi dùng Atenolol đồng thời với các thuốc sau:

  • Nguy hiểm khi kết hợp với Verapamil, vì có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, blốc tim và tăng áp lực tâm thất ở cuối tâm trương.

  • Với Diltiazem, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng, đặc biệt ở những người đã bị suy tâm thất hoặc dẫn truyền không bình thường từ trước.

  • Với Nifedipin, mặc dù có sự dung nạp tốt khi dùng đồng thời với Atenolol nhưng đôi khi có thể làm tăng suy tim, hạ huyết áp nặng hoặc hội chứng đau thắt ngực xấu đi.

  • Với các thuốc làm giảm Catecholamin, có thể xảy ra hạ huyết áp, và/hoặc làm chậm nhịp tim nặng, do đó có thể gây chóng mặt, ngất hoặc hạ huyết áp tư thế.

  • Với Prazosin, có thể xảy ra hạ huyết áp cấp ở tư thế đứng khi bắt đầu điều trị.

  • Với Clonidin: Nếu thuốc chẹn beta được dùng đồng thời với clonidin, khi ngừng dùng Clonidin có thể làm tăng huyết áp trầm trọng thêm trở lại. Trong trường hợp đó, phải ngừng thuốc chẹn beta vài ngày trước khi ngừng từ từ Clonidin. Nếu thay thế Clonidin bằng thuốc chẹn beta, thì vài ngày sau khi ngừng hẳn Clonidin mới bắt đầu dùng thuốc chẹn beta.

  • Với Quinidin và các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1, có thể xảy ra tác dụng hiệp đồng đối với cơ tim.

  • Với Ergotamin, có thể làm tăng co thắt mạch ngoại biên và ức chế cơ tim.

  • Với thuốc gây mê đường hô hấp như Cloroform, có thể gây ức chế cơ tim và cường phế vị.

  • Với Insulin hoặc các thuốc uống chữa đái tháo đường, Atenolol có thể che lấp chứng nhịp tim nhanh do hạ đường huyết.

  • Cần thận trọng khi tiêm tĩnh mạch Atenolol, đồng thời hoặc trong khoảng một thời gian ngắn cùng với thuốc cũng có tác dụng ức chế co cơ tim. Trong một số ít trường hợp, việc sử dụng thuốc chẹn beta tiêm tĩnh mạch đồng thời với Verapamil tiêm tĩnh mạch có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng đặc biệt ở những người có bệnh cơ tim nặng, suy tim sung huyết hoặc mới bị nhồi máu cơ tim.

Thông tin về dược chất

1. Loại thuốc:

Thuốc chống tăng huyết áp thuộc loại chẹn chọn lọc trên thụ thể giao cảm beta-1

2. Dạng thuốc và Hàm lượng:

  • Viên nén 25, 50 và 100 mg.

  • Thuốc tiêm tĩnh mạch 5 mg/10 ml

3. Dược lý và Cơ chế tác dụng:

Atenolol có tác dụng chống tăng huyết áp, là dẫn chất của Benzenacetamid, thuộc nhóm chẹn chọn lọc trên thụ thể beta - 1; có nghĩa là Atenolol có tác dụng trên thụ thể beta - 1 của tim ở liều thấp hơn so với liều cần để có tác dụng trên thụ thể beta - 2 ở mạch máu ngoại biên và phế quản.

Thuốc chẹn thụ thể beta có tác dụng làm giảm lực co cơ và giảm tần số tim. Atenolol không có tác dụng ổn định màng. Atenolol tan trong nước, do đó ít thấm vào hệ thần kinh trung ương.

Ðiều trị Atenolol sẽ ức chế tác dụng của Catecholamin khi gắng sức và căng thẳng tâm lý, dẫn đến làm giảm tần số tim, giảm cung lượng tim và giảm huyết áp.

Ðiều trị Atenolol không làm tăng hoặc làm tăng rất ít sức cản của mạch ngoại biên. Trong điều kiện có stress với tăng giải phóng Adrenalin từ tuyến thượng thận, Atenolol không làm mất sự co mạch sinh lý bình thường. Ở liều điều trị, tác dụng co cơ trơn phế quản của Atenolol kém hơn so với những thuốc chẹn thụ thể beta không chọn lọc. Tính chất này cho phép điều trị cả những người có bệnh hen phế quản nhẹ hoặc bệnh phổi tắc nghẽn khác. Ðiều trị như vậy phải được kết hợp với thuốc chủ vận thụ thể beta - 2 dùng theo đường hít, dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa về hen.

Atenolol ít ảnh hưởng đến giải phóng Insulin và chuyển hóa Carbohydrat. Phản ứng tim mạch đối với hạ đường huyết (như tim đập nhanh) không bị ảnh hưởng một cách có ý nghĩa bởi Atenolol. Bởi vậy, Atenolol có thể dùng được cho người đái tháo đường. Ở người tăng huyết áp, Atenolol làm giảm một cách có ý nghĩa huyết áp cả ở tư thế đứng lẫn tư thế nằm.

Ðể điều trị tăng huyết áp, nếu cần, có thể kết hợp Atenolol với thuốc chống tăng huyết áp khác, chủ yếu là thuốc lợi niệu và/hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên.

4. Dược động học

Nồng độ tối đa trong huyết tương của thuốc đạt được trong vòng từ 2 - 4 giờ sau khi uống. Khả dụng sinh học của Atenolol xấp xỉ 45%, nhưng có sự khác nhau tới 3-4 lần giữa các người bệnh. Thể tích phân bố là 0,7 lít/kg. Atenolol chỉ được chuyển hóa một lượng nhỏ; dưới 10% của liều dùng được bài tiết là chất chuyển hóa. Phần lớn liều thuốc dùng được bài tiết qua thận dưới dạng không thay đổi. Nửa đời trong huyết tương của thuốc từ 6 - 9 giờ đối với người lớn có chức năng thận bình thường. Tác dụng trên mạch và huyết áp dài hơn và duy trì được ít nhất 24 giờ. Nửa đời trong huyết tương của thuốc tăng lên đối với người có chức năng thận giảm và không bị ảnh hưởng bởi bệnh gan. Tuy nhiên, nồng độ trong máu của thuốc thường tăng theo tuổi. Nếu Atenolol được dùng cùng với thức ăn, khả dụng sinh học của thuốc giảm ít nhất là 20%. Ðiều đó không có ý nghĩa lâm sàng

5. Chỉ định

Tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn tính ổn định, nhồi máu cơ tim sớm (trong vòng 12 giờ đầu) và dự phòng sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nhanh trên thất

Chống chỉ định

  • Sốc tim, suy tim không bù trừ, blốc nhĩ-thất độ II và độ III, chậm nhịp tim có biểu hiện lâm sàng.

  • Không được dùng kết hợp với Verapamil.

Tác dụng phụ

Hoa mắt, lâng lâng, mệt mỏi, buồn ngủ, phiền muộn, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, tăng cân bất thường, ngất xỉu. Atenolol có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Dùng thận trọng trong các trường hợp sau: Người bị hen phế quản và người có bệnh phổi tắc nghẽn khác; dùng đồng thời với thuốc gây mê theo đường hô hấp; điều trị kết hợp với Digitalis hoặc với các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng (tác dụng hiệp đồng trên cơ tim); người bị chứng tập tễnh cách hồi; suy thận nặng.

  • Phụ nữ có thai: Thuốc chẹn thụ thể beta có thể gây chậm nhịp tim ở thai nhi và trẻ em mới sinh, bởi vậy trong 3 tháng cuối và gần thời kỳ sắp sinh, thuốc chẹn beta chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết.

  • Bà mẹ cho con bú: Atenolol bài tiết vào sữa mẹ với tỷ lệ gấp 1,5 - 6,8 lần so với nồng độ thuốc trong huyết tương người mẹ. Ðã có những thông báo về tác hại của thuốc đối với trẻ em bú mẹ khi người mẹ dùng thuốc, như chậm nhịp tim có ý nghĩa lâm sàng. Trẻ đẻ non, hoặc trẻ suy thận có thể dễ mắc các tác dụng không mong muốn. Bởi vậy, không nên dùng Atenolol cho người cho con bú.

Quá liều

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: khó thở, thở khò khè, nhịp tim chậm, ngất xỉu, sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, tăng cân bất thường, run rẩy, hoa mắt, nhịp tim nhanh, ra mồ hôi hoặc nhầm lẫn, mờ mắt, đau đầu, tê hoặc ngứa ran trong miệng, yếu ớt, mệt mỏi quá mức, da nhợt nhạt, đói đột ngột. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Nên thận trọng khi dùng Atenolol đồng thời với các thuốc sau:

  • Nguy hiểm khi kết hợp với Verapamil, vì có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, blốc tim và tăng áp lực tâm thất ở cuối tâm trương.

  • Với Diltiazem, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng, đặc biệt ở những người đã bị suy tâm thất hoặc dẫn truyền không bình thường từ trước.

  • Với Nifedipin, mặc dù có sự dung nạp tốt khi dùng đồng thời với Atenolol nhưng đôi khi có thể làm tăng suy tim, hạ huyết áp nặng hoặc hội chứng đau thắt ngực xấu đi.

  • Với các thuốc làm giảm Catecholamin, có thể xảy ra hạ huyết áp, và/hoặc làm chậm nhịp tim nặng, do đó có thể gây chóng mặt, ngất hoặc hạ huyết áp tư thế.

  • Với Prazosin, có thể xảy ra hạ huyết áp cấp ở tư thế đứng khi bắt đầu điều trị.

  • Với Clonidin: Nếu thuốc chẹn beta được dùng đồng thời với clonidin, khi ngừng dùng Clonidin có thể làm tăng huyết áp trầm trọng thêm trở lại. Trong trường hợp đó, phải ngừng thuốc chẹn beta vài ngày trước khi ngừng từ từ Clonidin. Nếu thay thế Clonidin bằng thuốc chẹn beta, thì vài ngày sau khi ngừng hẳn Clonidin mới bắt đầu dùng thuốc chẹn beta.

  • Với Quinidin và các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1, có thể xảy ra tác dụng hiệp đồng đối với cơ tim.

  • Với Ergotamin, có thể làm tăng co thắt mạch ngoại biên và ức chế cơ tim.

  • Với thuốc gây mê đường hô hấp như Cloroform, có thể gây ức chế cơ tim và cường phế vị.

  • Với Insulin hoặc các thuốc uống chữa đái tháo đường, Atenolol có thể che lấp chứng nhịp tim nhanh do hạ đường huyết.

  • Cần thận trọng khi tiêm tĩnh mạch Atenolol, đồng thời hoặc trong khoảng một thời gian ngắn cùng với thuốc cũng có tác dụng ức chế co cơ tim. Trong một số ít trường hợp, việc sử dụng thuốc chẹn beta tiêm tĩnh mạch đồng thời với Verapamil tiêm tĩnh mạch có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng đặc biệt ở những người có bệnh cơ tim nặng, suy tim sung huyết hoặc mới bị nhồi máu cơ tim.

Whoops, looks like something went wrong.