Phòng & Chữa Bệnh

ĐỪNG COI THƯỜNG VẤN ĐỀ BỊ LDTD Ở TRẺ

2021-04-02 21:28:39

  ĐỪNG COI THƯỜNG VẤN ĐỀ BỊ LDTD Ở TRẺ ĐỪNG COI THƯỜNG VẤN ĐỀ BỊ LDTD Ở TRẺ

Trong tuần qua, bác sĩ nhi khoa khám 3 ca dậy thì ở trẻ gái (2 ca 9 tuổi và 1 ca 8 tuổi) và 1 ca trẻ 4 tuổi bị LDTD. Đây là 2 vấn đề mà tháng nào bs cũng gặp, từ con của đứa bạn thân, từ trẻ trai sang trẻ gái. Nên hôm nay, rảnh rỗi bs viết vài dòng về vấn đề dậy thì sớm nha.

Trước đây (thời của bs và trước bs), tuổi dậy thì ở trẻ gái là 11 – 13 tuổi và nam thì trễ hơn, nên trẻ có dấu hiệu phát triển các phần phụ của hệ sinh dục trước độ tuổi này gọi là dậy thì sớm. Hiện nay thì khái niệm này đã thay đổi, độ tuổi dậy thì của trẻ đã sớm hơn 2 tuổi, vì vậy khi trẻ có dấu hiệu phát triển bộ phận phụ của hệ sinh dục trước 9 tuổi ở trẻ trai và 8 tuổi ở trẻ gái è gọi là dậy thì sớm.

Dậy thì sớm chia làm 2 loại: dậy thì sớm trung ương (dậy thì sớm thật sự) do hoạt động sớm của não bộ hướng sinh dục (cần được chẩn đoán sớm để có thể can thiệp), dậy thì sớm ngoại biên (dậy thì sớm giả, hay gặp trên lâm sàng) đây là loại dậy thì không liên quan đến hormon sinh dục.

Ảnh hưởng của dậy thì sớm trên trẻ rất phức tạp, đặc biệt là ở dậy thì trung ương như thay đổi tính tình: lo lắng, sợ hãi, thích người khác giới, có thể xảy ra QHTD sớm, hoặc có thể xa lánh đám đông, không hòa đồng với lớp học, sa sút việc học, chiều cao thấp so với bạn đồng giới cùng tuổi,…

Một trong những điều đáng lo ở trẻ dậy thì sớm đó là vấn đề LDTD vì trẻ chưa có ý thức tự bảo vệ mình.

Các mẹ nên cho các trẻ tham vấn bác sĩ tâm lý để hiểu rõ được nhu cầu, ham muốn ở độ tuổi này của trẻ. Hoặc liên hệ với bác sĩ Nhi Khoa Đặng Thái Tú Anh tại đây

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.