Phòng & Chữa Bệnh

BÉ GÁI SỐC PHẢN VỆ SAU KHI ĂN MÌ TÔM

2021-10-28 21:01:45

Thông tin tại bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình vừa ghi nhận một trường hợp bé gái 8 tuổi sau khi ăn sáng có biểu hiện mẩn ngứa, khó thở, đau bụng mạch nhanh, ngay sau đó được đưa đi cấp cứu và được kết luận sốc phản vệ.

BÉ GÁI SỐC PHẢN VỆ SAU KHI ĂN MÌ TÔM BÉ GÁI SỐC PHẢN VỆ SAU KHI ĂN MÌ TÔM

Ngày 27/10, tại bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình ghi nhận một trường hợp bệnh nhi N.T.G (8 tuổi, trú tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) nhập viện trong tình trạng da mẩn ngứa, biểu hiện khó thở, có đau bụng, nôn, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn thấy mạch nhanh nhẹ, huyết áp không đo được. Qua khai thác thông tin bệnh sử thì gia đình cho biết bệnh nhân chỉ ăn mì trong bữa sáng (không ăn kèm thứ khác). 

Được biết bé gái sốc phản vệ sau ăn mì tôm, cùng Bác sĩ Tdoctor tìm hiểu và giải đáp nguyên nhân.

Qua thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng bác sĩ chuyên khoa xác định đây là tình trạng sốc phản vệ độ III, rất may mắn đã được xử lý kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhi. Sau khi nhận bệnh nhân ngay lập tức kíp trực đã cấp cứu và điều trị theo phác đồ. Sau 8 giờ, bệnh nhi hết mẩn ngứa, huyết động ổn định, chỉ còn khó thở nhẹ, dự kiến có thể ra viện 1 – 2 ngày tới.

Bác sĩ TDOCTOR chia sẻ: Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn tức thì phát sinh khi có sự xâm nhập lần thứ 2 của dị nguyên khi vào cơ thể. Phản ứng xảy ra rất nhanh nên cần cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Nguyên nhân gây sốc phản vệ:

  • Thực phẩm: Sữa, bột mì, trứng và đậu nành là những dị nguyên phổ biến nhất. Ngoài ra còn có cá, đậu phộng, các loại hạt.
  • Côn trùng cắn: Ong vàng, ong bắp cày, ong, và kiến lửa.
  • Dược phẩm: các loại thuốc đặc biệt là kháng sinh.
  • Latex cao su: mủ cao su có trong dây cây cao su, găng tay y tế, và bong bóng.
  • Môi trường: phấn hoa, nấm mốc, và các loài mạt hay côn trùng
  • Một số loại vacxin

Lưu ý những triệu chứng khi trẻ bị sốc phản vệ sau khi tiếp xúc với các dị nguyên:

  •  Biểu hiện trạng thái: Buồn ngủ, khó chịu, dễ cáu gắt, hôn mê, giảm nhận thức, ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, thở khò khè
  • Biểu hiện trên cơ thể: Da phát ban, nổi mề đay, ngứa, đau bụng, sưng môi và lưỡi

Khi có triệu chứng cha mẹ cần đưa con đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất. Nếu còn tỉnh táo có thể gây nôn và uống nhiều nước.
Lưu ý cách phòng tránh sốc phản vệ ở trẻ:

  • Cách an toàn nhất là giữ trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Khi trẻ có nhận thức tốt hơn nên dặn dò khi có dấu hiệu tình trạng dị ứng của chúng báo lại với bạn càng sớm càng tốt.
  • Thực phẩm: trẻ dưới 1 tuổi không nên cho ăn thực phẩm dễ gây dị ứng, mật ong, tránh thực phẩm không rõ nguồn gốc hay có chất bảo quản. Dặn trẻ không ăn đồ ăn lạ người ngoài cho hoặc từ bạn khác.
  • Côn trùng: tránh và dọn dẹp khu vực nếu có nguy cơ, nếu đi cắm trại nên xoa thuốc chống côn trùng, tránh mặc quần rộng. 
  • Dược phẩm: liên hệ cơ sở y tế nếu bé có bất kỳ dấu hiệu của dị ứng, ghi nhớ loại thuốc dị ứng và thông báo cho nhân viên y tế nếu lần sau phải dùng tới thuốc.

Qua trường hợp bệnh nhi 8 tuổi bị sốc phản vệ sau khi ăn mì tôm và sự chỉ dẫn lưu ý của TDOCTOR, quý độc giả hiểu hơn nhằm phòng ngừa và nắm được các xử trí trong trường hợp không may xảy ra.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.