Phòng & Chữa Bệnh

Các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản có ý nghĩa gì trong chẩn đoán?

2021-11-14 19:17:01

Trong khám chữa bệnh bác sĩ luôn chỉ định ra những yêu cầu xét nghiệm máu, trên phiếu xét nghiệm sẽ có các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản giúp chúng ta có thể nhận biết, đánh giá về tình trạng sức khỏe của bản thân để đưa đến một quyết định phòng và điều trị bệnh phù hợp.

Các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản có ý nghĩa gì trong chẩn đoán? Các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản có ý nghĩa gì trong chẩn đoán?

Khi bạn thực hiện xét nghiệm máu, trên phiếu kết quả xét nghiệm thường sẽ đi kèm những kí hiệu và kết quả đo của những chỉ số. Vậy có các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản nào thường được gặp và chúng có ý nghĩa gì trong chẩn đoán bệnh lý? Và bao lâu nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe? Mời bạn cùng TDOCTOR tìm hiểu dưới bài viết này.

Những xét nghiệm cơ bản trong xét nghiệm máu là gì?

Dưới đây là một số xét nghiệm máu thường gặp trong chẩn đoán:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần: xét nghiệm giúp đo đạc và đưa ra các chỉ số về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và từ đó đánh giá, chẩn đoán các bệnh lý đối với hệ tạo máu như bệnh suy tủy, thiếu máu, ung thư máu hay các bệnh viêm nhiễm khác. 

Xét nghiệm chỉ số công thức máu toàn phần

  • Chỉ số đường huyết: xét nghiệm đường huyết - xác định lượng đường trong máu hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh, theo dõi các thông số và điều trị đái tháo đường.
  • Xét nghiệm chỉ số men gan: gồm xét nghiệm chỉ số men AST(SGOT) và men ALT (SGPT) xuất hiện khi tế bào gan bị tổn thương. Enzym AST còn có trong cơ vân, não, thận, cơ tim nên các tổn thương ở gan được đánh giá qua nồng độ enzym ALT đặc hiệu. 
  • Xét nghiệm mỡ máu: là xét nghiệm xác định hàm lượng acid béo, hàm lượng triglyceride và cholesterol trong máu có ở mức bình thường hay không.

Bao lâu thì cần xét nghiệm máu một lần?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng tốt nhất bạn nên đi xét nghiệm máu tối thiểu 1 lần trong năm. Trong trường hợp sau đây cũng nên đi xét nghiệm thường xuyên hơn như:

  • Muốn kiểm soát thành phần máu như cholesterol HDL, LDL để kiểm soát sức khỏe và điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý khi các chỉ số trên có dấu hiệu xấu. 
  • Triệu chứng tăng cân bất thường hay xuất hiện những cơn đau dai dẳng, đau nhức. Hoặc trong tình trạng cơ thể có các cảnh báo bệnh tật, việc xác định các chỉ số xét nghiệm máu bình thường có bình thường hay không sẽ giúp bạn có thể tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

Xét nghiệm máu giúp truy vết một số nguy cơ bệnh tật

Tìm hiểu ngưỡng bình thường của các chỉ số trong xét nghiệm máu cơ bản

Xét nghiệm lượng bạch cầu trong máu

  • Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong một thể tích máu WBC (White Blood Cell): khoảng bình thường 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3.
  • Bạch cầu lympho: chiếm 20-25%  gồm lympho T và lympho B. Trường hợp bất thường tăng trong nhiễm khuẩn, ung thư, thương hàn,
  • Bạch cầu trung tính NEUT: chiếm 60-66% có chức năng thực bào và ăn vi khuẩn, tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim. 
  • Bạch cầu MONO: chiếm 4-8% bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính NEUT.
  • Bạch cầu ái kiềm BASO và bạch cầu ái toan EOS: với các giá trị nhỏ từ 0,1% và tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh leukemia mạn tính, bệnh đa hồng cầu.

Phân loại bạch cầu trong cơ thể

Xét nghiệm hồng cầu và huyết sắc tố

  • Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu RBC (Red Blood Cell) từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3 và tăng trong trường hợp bệnh đa hồng cầu, bệnh tim mạch.
  • Huyết sắc tố trong một thể tích máu HGB (Hemoglobin): ở nam từ 13 đến 18 g/dl; ở nữ là 12 đến 16 g/dl.
  • Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần HCT (Hematocrit) có giá trị 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.
  • Thể tích trung bình của một hồng cầu MCV (Mean corpuscular volume)
  • Huyết sắc tố trung bình/hồng cầu MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg)
  • Nồng độ MCHC - trung bình  huyết sắc tố hemoglobin trên một thể tích máu được tính bằng HGB / HCT có khoảng từ 32 đến 36%
  • Độ phân bố kích thước hồng cầu RDW (Red Cell Distribution Width) có giá trị bình thường 11-15%, càng cao là kích thước hồng cầu thay đổi nhiều.

Phiếu kết quả các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản

  • Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu PLT có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu, quá cao sẽ hình thành cục máu đông. Số lượng bạch cầu từ 150.000 đến 400.000/cm3
  • Độ phân bố kích thước tiểu cầu PDW (Platelet Disrabution Width) thuộc khoảng 6 đến 18, thường tăng trong trường hợp ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết, bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu MPV (Mean Platelet Volume) thuộc khoảng 6,5 đến 11fL. Những trường hợp tăng thể tích trong bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch sẽ trong khoảng 150 đến 500 G/l (G/l = 109/l).

Trên đây bài viết về vấn đề  “Các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản” và ý nghĩa của các chỉ số đó, hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc bổ sung kiến thức về các chỉ số xét nghiệm để nâng cao sức khỏe kiểm soát các chỉ số xét nghiệm máu bình thường và ổn định. Đội ngũ y bác sĩ của TDOCTOR luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn TẠI ĐÂY.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.