Phòng & Chữa Bệnh

CẢNH GIÁC BỆNH CÚM THỜI ĐIỂM GIAO MÙA

2023-11-11 20:17:58

Thời tiết thay đổi, bệnh cúm có nguy cơ phát tán nhanh chóng, mọi người nên nâng cáo tinh thần cảnh giác với bệnh, vì bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây tử vong

CẢNH GIÁC BỆNH CÚM THỜI ĐIỂM GIAO MÙA CẢNH GIÁC BỆNH CÚM THỜI ĐIỂM GIAO MÙA

Cúm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và dường như ai cũng trải qua ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi là đối tượng nên chú ý chứng bệnh nhiễm trùng hô hấp này. Trong bài viết hôm nay Tdoctor sẽ trình bày chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh cúm.

 1. Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là là một loại bệnh nhiễm khuẩn lây nhiễm đường hô hấp do các loại vi rút câp tính gây ra. Theo WHO thống kê, trên thế giới tỉ lệ ở người lớn khoảng 5-10%, trẻ em khoảng 20 -30% mỗi năm. Ở Việt Nam bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa thu và mùa đông nhưng vẫn có thể xảy ra vào bất kì thời điểm nào trong năm

2. Các loại cúm hiện nay

Hiện nay có 3 chủng cúm phổ biến có kí hiệu là A,B,C

- Cúm A: Cúm A hay còn được gọi là cúm mùa là loại phổ biến nhất nó chiếm 75% số ca nhiễm cúm ở người. Cúm A có khả năng tạo nên đại dịch vì chủng này có khả năng biến đổi thành nhiều chủng mới từ mùa dịch này sang mùa dịch khác. Các đại dịch cúm được ghi nhận trên thế giới hiện nay do các chủng của virus cúm A gây nên như đại dịch cúm A (H1N1). dịch cúm A (H5N1), dịch cúm A (H3N2)

- Cúm B: Tương tự như cúm A, cúm B cũng phát tán gây bệnh theo mùa, với tỷ lệ 25% số ca nhiễm cúm mùa hàng năm nhưng cúm B ít nguy hiểm hơn cúm A. Nếu ở cúm A có thể lây cho người và động vật thì cúm B chỉ lây cho người và không gây ra những đợt lây nhiễm lớn.

- Cúm C: Cúm C ít phổ biến hơn cúm Avà B là loại cúm rất ít gặp và nhẹ hơn cúm A, cúm B. Virus cúm C được tìm thấy ở người nhưng ít có các triệu chứng lâm sàng, ít nguy hiểm hơn và không có khả năng bùng phát thành đại dịch

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh cúm 

Virus Influenza là nguyên nhân chính gây nên bệnh cúm mùa, tình trạng bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ cho tới nguy kịch. Virus cúm tồn tại trong không khí và có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Theo nghiên cssứu dịch tễ, các chủng virus cúm có khả năng biến đổi liên tục theo chu kỳ hàng năm, do đó tỷ lệ trẻ em và người lớn lây nhiễm với các chủng cúm mới có thể lên tới 90%

4. Bệnh cúm lây truyền qua những con đường nào?

- Vi rút cúm có khả năng lây trực tiếp qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện làm cho các giọt bắn của dịch tiết mũi họng có chứa virus xuất hiện trong không khí và đọng lại trên các bề mặt, đồ vật. Nếu tiếp xúc phải các giọt bắn này bạn sẽ có nguy cơ nhiễm cúm

- Lây qua bề mặt tiếp xúc: Việc sử dụng chung vật dụng như khăn, quần áo, bàn chải, ly uống nước,… có thể ẩn chứa nguồn lây nhiễm virus bệnh cúm. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt xì sẽ khiến cho các dịch tiết bắn ra ngoài và bám lên các đồ vật. Nếu bạn chạm phải đồ vật đó và vô tình đưa tay trực tiếp lên mũi, miệng thì nguy cơ cao virus sẽ xâm nhập và tấn công cơ thể.

  1. Làm thế nào nhận biết bệnh cúm

     

    Dấu hiệu nhận biết bệnh cúm là đau họng, sổ mũi và hắt hơi (giống với cảm lạnh)

    - Biểu hiện của bệnh cúm thông thường xuất hiện sau 2 ngày khi bạn tiếp xúc với virus gây bệnh. Bệnh cúm thường bắt đầu sốt, đau nhức, sổ mũi, ho và mệt mỏi (giống với cảm lạnh) thì bệnh cúm còn có các dấu hiệu cảnh báo như sau:

    • Sốt cao liên tục
    • Cảm giác ớn lạnh;
    • Đau đầu và chóng mặt;
    • Mệt mỏi toàn thân, không còn chút sức lực;
    • Buồn nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn).

    - Khoảng 5 ngày sau, triệu chứng sốt và các triệu chứng khác sẽ giảm đi nhưng ho và tình trạng mệt mỏi còn kéo dài. Các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.

    1. Điều trị bệnh cúm như thế nào

    Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị cúm triệt để, chỉ có các phương pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn

    - Nghỉ ngơi tại nhà

    • Người nhiễm cúm cần được nghỉ ngơi cho đến khi hạ sốt, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và uống nhiều nước để cơ thể dần chống lại sự nhiễm trùng.
    • Dùng nước muối loãng để vệ sinh họng, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ. Không hút thuốc lá hoặc uống rượu trong thời gian này; cũng nên hạn chế các chất kích thích,… để tránh làm cơ thể mệt mỏi.
    • Về dinh dưỡng, người bệnh cúm nên bổ sung các loại rau và trái cây có màu xanh đậm, đỏ và vàng để nâng cao hệ miễn dịch, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

    - Dùng thuốc kháng virus

    • Với người bị nhiễm trùng nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao, sử dụng thuốc kháng virus là phương pháp điều trị cúm cần thiết. Thuốc kháng virus có tác dụng làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian và ngăn ngừa các biến chứng của cúm. Bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc hoặc truy cập vào https://tdoctor.vn/thuoc-danhsach
    1. Biện pháp phòng ngừa

    - Tiêm ngừa: Cách tốt nhất để ngừa cúm chính là thực hiện tiêm ngừa cúm hằng năm. Do virus cúm biến đổi liên tục nên mỗi năm sẽ có loại vaccine chủng ngừa mới được sản xuất dựa theo nghiên cứu từ các nhà khoa học về khả năng gây bệnh của virus.

    - Sinh hoạt lành mạnh: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch với xà phòng đồng thời vệ sinh mũi, họng bằng nước muối thường xuyên.

    - Hạn chế tiếp xúc nơi đông người khi có triệu chứng cúm: Không nên sinh hoạt, làm việc, học tập chung hoặc tiếp xúc gần với người khác mà bạn nghi ngờ họ đang bị nhiễm cúm mà không có các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang.

    - Làm sạch bề mặt vật dụng: Thường xuyên lau sạch, khử khuẩn bề mặt các vật dụng trong nhà, văn phòng, nơi công cộng có khả năng cầm nắm nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, mặt bàn,… cũng là cách giúp giảm nguy cơ mắc cúm.

    ❌❌Cảnh giác: Bệnh có thể bùng phát dịch. Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện trên vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tránh lây lan dịch bệnh

    Hãy truy cập website #TDoctor bên dưới để được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn và đặt lịch khám cùng với bác sĩ mong muốn.

    Tdoctor – bệnh viện trực tuyến, bác sĩ mọi nhà

    Mọi chi tiết xin liên hệ:

    Website: https://tdoctor.vn/

    Fanpage: Tdoctor - Bác sĩ trực tuyến

    Mọi câu hỏi muốn được giải đáp xin liên hệ: https://tdoctor.vn/hoibacsi

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.