Phòng & Chữa Bệnh
Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu và cách đo huyết áp chính xác?
Tăng huyết áp là thực trạng bệnh phổ biến và là vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách hiện nay. Yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh về tim mạch, nguy hiểm hơn là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Do đó, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về cách đo và kiểm soát các chỉ số huyết áp để bảo vệ sức khỏe.
Chỉ số huyết áp giúp bác sĩ có thể đánh giá được sức khỏe và tình trạng tim mạch của cơ thể, một số người có chỉ số huyết áp bình thường còn một cố người lại ở tình trạng chỉ số huyết áp thấp, huyết áp cao. Vậy chỉ số huyết áp bình thường khi đo được đánh giá như thế nào, hãy cùng TDOCTOR và các bác sĩ chuyên gia tìm hiểu về vấn đề này.
Huyết áp là gì?
Huyết áp là thuật ngữ chỉ áp lực máu tác động thành mạch, nhằm dẫn máu đến các mô trong cơ thể để cung cấp chất dinh dưỡng. Lực co bóp tim và sức cản thành mạch, tuần hoàn máu trong thành mạch đã tạo ra huyết áp. Tùy vào từng thời điểm, huyết áp của mỗi người sẽ diễn biến khác nhau. Người khỏe mạnh là người có chỉ số huyết áp bình thường đạt ngưỡng ổn định sẽ không gặp các bệnh lý về tim mạch.
Chỉ số huyết áp bình thường theo cách phân loại của Tổ chức Y tế thế giới
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới WHO, chỉ số huyết áp bình thường được phân chia như sau:
Huyết áp bình thường
Chỉ số huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu đạt 90 mmHg - 129 mmHg, và huyết áp tâm trương là từ 60 mmHg - 84 mmHg
Huyết áp cao
Người tăng huyết áp (THA) có chỉ số huyết áp cao là huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg, tính cả trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. Huyết áp cao gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm: suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,... gây hại sức khỏe cho hàng trăm nghìn người mỗi năm.
Huyết áp thấp
Tình trạng huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm trương < 60 mmHg và/ hoặc có huyết áp tâm thu < 90 mmHg. Tình trạng huyết áp thấp xảy ra sẽ khiến tuần hoàn máu suy giảm, các cơ quan ở xa như não, tứ chi sẽ có biểu hiện tê tay chân, hoa mắt, chóng mặt buồn nôn.
Cách đo và đọc chỉ số huyết áp chính xác
Dù bạn sử dụng máy đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay thì các chỉ số huyết áp sẽ không khác nhau, TDOCTOR sẽ chia sẻ cho bạn cách đo và đọc chỉ số huyết áp như sau: Chỉ số huyết áp trên (huyết áp tâm thu) ký hiệu máy là SYS, chỉ số huyết áp dưới (huyết áp tâm trương) ký hiệu DIA. Chỉ số đo nhịp tim được ký hiệu PULSE
Bạn có thể biết được tình trạng huyết áp của mình là cao, thấp hay bình thường được vào các chỉ số hiển thị trên màn hình máy:
- Chỉ số huyết áp bình thường: khoảng dao động từ 90/60 mmHg - 140/90 mmHg, ở người trẻ mức bình thường có thể đạt 145/95mmHg.
- Chỉ số huyết áp cao: huyết áp tâm trương > 140mmHg và chỉ số huyết áp tâm thu >90.
- Chỉ số Huyết áp thấp: Huyết áp tâm trương < 90mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương <60 mmHg.
Các bước tiến hành đo huyết áp như sau:
Bước 1: Người được đo huyết áp cần giữ tư thế ngồi yên và thẳng lưng, đặt chân song song với sàn, hoặc nằm thẳng và kê đầu cao ở trên giường.
Bước 2:. Quấn băng đo huyết áp không quá chặt vào phần bắp tay trên khuỷu tay 3cm, ngang với tim hay cổ tay và cách cổ tay khoảng 1 cm.
Bước 3: Bấm nút Start và khi có tiếng “bíp” để kết thúc quá trình đo. để bắt đầu đo huyết áp. Khi có tiếng "bíp", nghĩa là máy đã thực hiện xong quá trình đo huyết áp.
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp bình thường
Chỉ số huyết áp có thể thay đổi theo độ tuổi, và đạt mức thấp nhất trong tĩnh mạch. Một số yếu tố gây ra thay đổi chỉ số huyết áp được kể đến như:
- Tập thể dục và vận động mạnh khiến nhịp tim tăng nhanh gây tăng huyết áp, ngược lại nhịp tim chậm sẽ khiến hạ huyết áp.
- Thành mạch máu ở người già mất đi sự đàn hồi gây sức cản thành mạch ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp.
- Mất máu khi bị thương cũng ảnh hưởng đến huyết áp. Tình trạng tâm lý căng thẳng, ăn uống thức ăn mặn cũng khiến huyết áp tăng.
Chế độ sinh hoạt phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến huyết áp
Để chỉ số huyết áp bình thường và ổn định, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo sức khỏe:
Duy trì lối sống, chế ăn ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn duy trì cân nặng và ổn định huyết áp, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, trái cây thay vì lựa chọn các thức ăn dầu mỡ, chiên xào, thức ăn quá mặn, đồng thời tránh xa các thức uống có gas như nước ngọt, rượu bia.
Tăng cường tập luyện thể lực
Thói quen sinh hoạt lành mạnh là liệu pháp điều hòa huyết áp ổn định. Không nên thức khuya, hút thuốc, căng thẳng,.. thay vào đó nên giữ tâm trạng vui vẻ, yêu đời, tập luyện thể dục thường xuyên.
Đặc biệt việc thức khuya không ngủ đủ 6-8 tiếng thì tim sẽ không có thời gian nghỉ ngơi, thần kinh không được điều hòa. Giấc ngủ kém sẽ gây áp lực lên tim và sẽ gây rối loạn huyết áp.
Lưu ý kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nếu có thể, 6 tháng 1 lần bạn hãy đi khám sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện các nguy cơ bệnh tật trong cơ thể. Khi khám sức khỏe cũng sẽ đo huyết áp để đánh giá chỉ số huyết áp có ổn định hay không để đưa ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả.
Trên đây là bài viết giải đáp các thắc mắc về “chỉ số huyết áp bình thường” là bao nhiêu và đo huyết áp như thế nào là đúng. Liên hệ ngay đội ngũ bác sĩ tư vấn của TDOCTOR.vn để được tư vấn giải đáp chi tiết và tận tình về các vấn đề sức khỏe!
0 bình luận