Phòng & Chữa Bệnh

CHO NGƯỜI BỆNH Bệnh lao phổi

2021-04-05 18:03:21

Bệnh lao do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Lao phổi chiếm 80% các thể bệnh lao, tuy nhiên cũng có thể gặp ở cơ quan khác (hạch, màng phổi, màng não, xương khớp …)

  CHO NGƯỜI BỆNH Bệnh lao phổi CHO NGƯỜI BỆNH Bệnh lao phổi

Bệnh lao là gì?

  • Bệnh lao do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Lao phổi chiếm 80% các thể bệnh lao, tuy nhiên cũng có thể gặp ở cơ quan khác (hạch, màng phổi, màng não, xương khớp …)
  • Năm 2016, Việt Nam có 180.000 người mắc lao, đứng thứ 15/30 thế giới, hàng năm phát hiện thêm khoảng 128.000 trường hợp lao mới mắc.
  • Bệnh lao hay gặp ở người suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy.

Bệnh lao lây truyền như thế nào?

  • Bệnh lao lây truyền từ người sang người. Người bệnh lao khi ho, hắt hơi sẽ phát tán các giọt bắn chứa vi khuẩn lao vào không khí, và người khác có thể hít phải
  • Sau khi hít phải vi khuẩn lao, 90% các trường hợp vi khuẩn lao sẽ bị các tế bào miễn dịch bắt giữ và không thể gây bệnh.
  • Chỉ khoảng 10% những người hít phải vi khuẩn lao sẽ tiến triển thành bệnh lao, khi hệ miễn dịch suy giảm hoặc khi tiếp xúc nhiều, kéo dài cao với vi khuẩn lao và vượt quá khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch.

Triệu chứng của bệnh lao là gì?

-        Sốt

-        Đổ mồ hôi đêm

-        Ho

-        Ăn kém

-        Sút cân

-        Ho ra máu lẫn đờm

-        Mệt mỏi

Bệnh lao được chẩn đoán như thế nào?

  • Xét nghiệm đờm hoặc dịch phế quản tìm vi khuẩn lao là xét nghiệm rất có giá trị để chẩn đoán vi khuẩn lao. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng tìm thấy vi khuẩn lao.
  • Khi xét nghiệm đờm âm tính, các bác sĩ có thể đề nghị soi phế quản để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao
  • Cuối cùng bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào: Hỏi quá trình diễn biến của bệnh, triệu chứng lâm sàng, phim Xquang/CT phổi và xét nghiệm đờm

Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao là gì?

  • Có nhiều xét nghiệm có thể phát hiện vi khuẩn lao, mỗi xét nghiệm có giá trị và thời gian thực hiện khác nhau.
  • Nuôi cấy vi khuẩn lao trong phòng thí nghiệm là tiêu chuẩn vàng, thời gian trả kết quả từ 2-6 tuần. Nếu dương tính có thể làm xét nghiệm tính kháng thuốc của vi khuẩn lao.
  • Soi nhuộm soi trực tiếp vi khuẩn lao trên kính hiển vi, cho kết quả trong ngày, tỉ lệ dương tính thấp
  • Xét nghiệm Xpert, LPA, TRC là xét nghiệm sinh học phân tử, phát hiện vi khuẩn lao dựa trên nguyên tắc phát hiện đoạn gen đặc hiệu của vi khuẩn lao và có thể đánh giá tính kháng thuốc. Xét nghiệm có kết quả từ 1-2 ngày.

Bệnh lao điều trị như thế nào ?

  • Tỉ lệ điều trị lao không kháng thuốc thành công khoảng 90% nếu tuân thủ điều trị. Với lao kháng thuốc tỉ lệ điều trị khỏi thấp hơn.
  • Phác đồ điều trị lao phổi là 6 tháng, 12 tháng đối với lao hạch, lao màng não, lao xương khớp. Phác đồ lao kháng thuốc là 20 tháng.
  • Phác đồ điều trị lao gồm nhiều thuốc (3-5 thuốc) vì một loại thuốc thường không tiêu diệt được hết vi khuẩn lao. Cần phải uống thuốc hằng ngày, vào cùng một thời điểm trong ngày để đảm bảo thuốc đạt nống độ điều trị.
  • Bệnh nhân lao sẽ được uống thuốc lao tại bệnh viện 3-5 ngày để đánh giá tác dụng phụ của thuốc, sau đó bệnh nhân sẽ điều trị ngoại trú tại nhi. Bệnh nhân cần đến khám lại và lĩnh thuốc lao định kỳ hàng tháng tại cơ sở y tế.
  • Nếu không uống thuốc đều đặn hoặc không đủ thời gian (<6 tháng) có thể dẫn đến những hậu quả:
    • Thất bại điều trị
    • Vi khuẩn lao trở thành vi khuẩn kháng thuốc
    • Tăng độc tính của thuốc
    • Tăng nguy cơ mắc lao tái phát

Phòng lây nhiễm vi khuẩn lao

  • Những phòng bệnh có người bệnh lao điều trị hoặc sinh hoạt cần được mở cửa thông thoáng khí, đảm bảo không khí được lưu thông. Tránh đóng kín cửa hay bật điều hòa dễ phát tán nguồn bệnh cho những người xung quanh.
  • Hạn chế người bệnh lao phát tán vi khuẩn lao ra ngoài môi trường bằng cách:

+  Những người mắc lao phổi cần dùng khẩu trang. Hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, hay mỗi khi hắt hơi, ho.

+ Không khạc nhổ bừa bãi. Nên khạc đờm vào giấy hoặc ca/cốc. Sau đó bỏ đúng nơi quy định

+ Rửa tay xà phòng thường xuyên.

  • Những người tiếp xúc với người mắc bệnh lao cần tự bảo vệ cho mình. Tốt nhất là đeo khẩu trang bảo vệ hô hấp đạt tiêu chuẩn mỗi khi nói chuyện với người bệnh lao. Do khẩu trang thông thường ít có tác dụng bảo vệ nhiễm vi khuẩn lao. Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ nhằm nâng cao sức đề kháng
  • Tuân thủ điều trị lao theo đúng hướng dẫn của bác sỹ. Khả năng lây lan giảm mạnh ở những người đã điều trị từ 2 –4 tuần trở nên.
  • Thường xuyên giặt giũ phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn.
  • Tiêm phòng vắc xin BCG nhằm giúp cho cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao khi bị nhiễm lao.
  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi sống cùng nhà với người bệnh lao phổi. Hoặc với người lớn nhiễm HIV hiện không mắc lao cần được điều trị lao tiềm ẩn bằng thuốc isoniazid. Thời gian uống đối với người lớn là 9 tháng, trẻ em là 6 tháng.

Cần tư vấn thêm thì liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trường Thi

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.