Kiểm tra sức khoẻ
Đánh giá tỷ lệ dị hóa protein| Kiểm tra sức khỏe online
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn phải chuyển sang điều trị bằng lọc máu có chu kỳ thì ure creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác sẽ được giảm xuống đến mức an toàn sau chu kỳ lọc. Natri, kali, nước cũng được điều chỉnh tốt; pH máu có thể trở về bình thường. Bệnh nhân sẽ thoải mái hơn, ăn ngon hơn và ăn khỏe hơn và khỏe dần ra.
Tuy nhiên, do chức năng thận đã suy nặng, những ngày sau chu kỳ lọc máu, ure, creatinin máu lại tăng, nội mô lại bị rối loạn, nhiều ít là do chế độ ăn uống của bệnh nhân. Do đó không thể bệnh ăn uống một cách tự do, không tính toán mặc dầu có được lọc máu có chu kỳ.
Mặt khác qua lọc máu bệnh nhân cũng mất một số protein, một số yếu tố vi lượng qua màng lọc thận nhân tạo, qua màng bụng. Lọc màng bụng chu kỳ kiểu CAPD) mỗi ngày bệnh nhân có thể mất từ 6-8g protein. Lọc thận nhân tạo lượng protein mất ít hơn, khoảng 3-4g/mỗi chu kỳ lọc. Như vậy đối với bệnh nhân lọc máu chu kỳ nếu có dùng chế độ ăn giàu đạm như trong điều trị bảo tồn thì chắc chắn cân bằng nitơ sẽ bị âm tính. Bệnh nhân sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu đạm. Ngược lại nếu cho ăn quá nhiều protein, ăn tự do thì mức urê máu những ngày trước lọc máu tăng cao. Bệnh nhân sẽ kém thoải mái, chán ăn vì vẫn ở trong tình trạng urê máu cao.
Vậy lượng protein thích hợp đối với bệnh nhân suy thận mạn phải lọc máu là bao nhiêu, và làm sao có thể tính toán được lượng protein đưa vào mỗi ngày?
Tính tỷ lệ dị hóa protein (protein catabolic rate) sẽ giúp bạn.
Kết quả
Đối với bệnh nhân Anuric 0 g/kg/ngày
Đối với bệnh nhân lượng nước tiểu 0 g/kg/ngày
Tỷ lệ dị hóa protein
Tỷ lệ dị hóa protein hay còn được gọi là là tỷ lệ phân hủy protein. Chỉ số này rất hữu ích đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận và có chỉ định lọc máu. PCR giúp tìm ra tỷ lệ dị hóa protein ở những bệnh nhân này.
Tỷ lệ dị hóa protein (PCR) là một công thức thường được sử dụng để đánh giá lượng protein trong chế độ ăn uống ở bệnh nhân lọc máu, như một phương tiện để xác định mức độ đầy đủ dinh dưỡng, một vấn đề chính ở nhiều bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối. Ví dụ: giả sử bạn có một bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo có BUN (nồng độ ure trong máu ) trước lọc máu là 18 mg / dL- giá trị thấp nhưng liệu có hợp lý không?
Điều này có thể có nghĩa là bệnh nhân là một người được nuôi dưỡng tốt và được lọc máu đầy đủ. Nhưng nó cũng có thể có nghĩa là bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, thường liên quan đến tình trạng kém ăn có liên quan đến việc lọc máu không đủ, chỉ số dị hóa protein (PCR) giúp phân biệt giữa những khả năng này.
Hầu hết các hướng dẫn điều trị khuyến cáo duy trì lượng protein trên 1,0 - 1,2 g / kg / ngày ở bệnh nhân lọc máu, với giá trị dưới 0,8 g / kg / ngày được coi là suy dinh dưỡng.
Ở Việt Nam, chế độ ăn khuyến cáo cho bệnh nhân lọc máu là Đủ đạm, nhiều đạm hơn người bình thường. Người bình thường cần 1g/kg/ngày thì bệnh nhân lọc máu ngoài thận cần 1,2-1,4g/kg/ngày.
- Đảm bảo 50% trở lên đạm động vật, giàu acid amin thiết yếu bao gồm trứng, sữa, thịt, cá, tôm, cua…
0 bình luận