Phòng & Chữa Bệnh

Đồng hành cùng con trong giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2

2021-11-18 17:30:31

Giai đoạn trẻ lên 2 tuổi là thời điểm trẻ đã có những nhận thức nhất định trong lời nói và hành vi của cha mẹ, tác động của môi trường xung quanh. Tâm lý trẻ ở độ tuổi này sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là khủng hoảng trong giai đoạn phát triển về sau nếu cha mẹ không có cách xử trí và dạy con đúng cách.

Đồng hành cùng con trong giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2 Đồng hành cùng con trong giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2

Nhiều bậc cha mẹ luôn than phiền rằng con khi lên 2 tuổi bắt đầu nghịch ngợm, bướng bỉnh hơn. Đừng lo lắng, đây chỉ là tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2 ở trẻ và cha mẹ hoàn toàn có thể cải thiện được tâm lý trẻ vững vàng hơn nếu có biện pháp xử lý đúng đắn. Cùng TDOCTOR tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2 diễn biến ra sao?

Thời kỳ này trẻ đã có những tiếp nhận nhất định về hành vi và lời nói của mình. Trẻ có thể tỏ ra thách thức, quấy phá, khóc lóc nếu không đạt được mong muốn của bản thân. Một phần lý do cũng bởi sự thỏa hiệp bởi cha mẹ khi con trẻ muốn đòi hỏi bằng sự quấy khóc, bướng bỉnh. 

Trẻ lên 2 và những biểu hiện khủng hoảng tâm lý

Trẻ lên 2 là độ tuổi thử nghiệm và học cách truyền đạt và mong muốn thực hiện các yêu cầu của bản thân đến cha mẹ và người khác. Các con vẫn chưa đạt được sự hiểu biết khi cha mẹ đánh mắng rằng “con hư quá”, “con không được làm thế”. Do vậy, tâm lý trẻ sẽ dễ khủng hoảng khi thấy yêu cầu của mình bị bác bỏ và sẽ đáp lại cha mẹ bằng những hành vi chống đối, thách thức.

Dấu hiệu đặc trưng của khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2

Con trẻ khi lên 2 đã bắt đầu có sự lựa chọn, sự yêu thích của mình. Tuy nhiên con vẫn chưa học được sự nhẫn nại mà chỉ muốn đạt được ngay lập tức. Dù không có nghiên cứu rõ ràng nhưng dưới đây là một số biểu hiện điển hình cho khủng hoảng tâm lý của trẻ khi lên 2:

1. Khó chịu khi người lớn không hiểu ý mình đang nói

Bé cáu lên và bực tức khi cha mẹ không hiểu bé muốn gì vì khả năng truyền đạt của bé chưa cao là tình trạng gặp thường xuyên. Thậm chí khi bé có yêu cầu muốn uống nước, bạn đưa ly nước màu xanh chứ không phải màu đỏ bé yêu thích cũng khiến con tức giận và bật khóc tức tưởi vì không đạt được ý nguyện.

2. Hành vi tức giận, đánh, cắn người xung quanh

Vì khả năng diễn đạt còn ở mức hạn chế và bé chưa thể kiểm soát cảm xúc, khi lâm vào tình huống khó truyền đạt ý muốn của mình bé sẽ có thái độ bực tức thậm chí là đánh người khác, đây là hành vi không tốt nên phụ huynh cần ngăn chặn sớm để không hình thành thói quen xấu về sau.

Trẻ chưa kiểm soát được cảm xúc của mình

Giai đoạn này, trẻ rất hay giận dữ, hờn dỗi ở nơi công cộng. Việc bạn đòi hỏi con mình ở độ tuổi lên 2 đã biết cách cư xử đúng đắn nơi công cộng là điều không thể, chỉ còn cách nhẹ nhàng và bảo ban con thêm thôi.

3. Chống đối và trạng thái bảo vệ chủ quyền

Đôi khi trong các hoạt động bình thường, việc bạn yêu cầu trẻ ăn, đi ngủ, đi đánh răng con trẻ cũng sẽ vô tình nói “không” một cách thường xuyên. Đây là biểu hiện chống đối không chủ đích gây ra nhiều sự bối rối cho phụ huynh. Nếu không điều chỉnh sớm sẽ tạo ra sự chống đối, bướng bỉnh sau này của trẻ.

Mặt khác, việc những đồ vật cá nhân của bé như đồ chơi, giường, quần áo nếu cảm thấy bị người khác đụng vào cũng khiến trẻ tức giận, quấy khóc.

Cách xử lý và ngăn ngừa khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2 ở trẻ

Các chuyên gia đánh giá rằng, khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2 có thể giảm bớt khi trẻ học được cách truyền đạt ý muốn tốt hơn, nhận biết được hành vi không được làm, hay đơn giản là việc nhận ly nước không đúng màu cũng không phải vấn đề to tát và gây khủng hoảng tâm lý cho con. Một số cách xử lý các bậc cha mẹ có thể áp dụng như:

  • Thay vì la mắng trẻ khi đang khóc, hãy hướng sự tập trung của trẻ sang vấn đề khác. Cha mẹ cũng có thể cho con đi chơi vào thời gian con không đói, không buồn ngủ sẽ giảm bớt khả năng cáu gắt của trẻ hơn.
  • Hạn chế nói “Không” khi giao tiếp với trẻ như “con không được làm vậy”, “không cho con đâu”, hãy gợi ý cho con những sự lựa chọn khác để con lựa chọn như ra ngoài chơi, kể cho con nghe những câu chuyện mới.

hãy bao dung và giải thích cho con

  • Khi thói quen xấu trở nên quá đà, hình phạt vẫn là điều cần thiết để con biết mình sai. Không nên đánh, mắng trẻ mà chỉ cần thái độ không hài lòng và để con ở một không gian yên tĩnh cho con bình tâm lại.
  • Giải tỏa tâm lý của trẻ bằng cách làm con cười, quan tâm con hơn, cùng chơi với con.

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2 thực chất chỉ là một thử thách hình thành nhận thức của con trên hành trình đầu đời. Do vậy, cha mẹ không nên quá hà khắc hay nuông chiều con mà hãy đồng hành, hướng con đến hành vi đúng, mang lại cho con nhiều tâm thái tích cực sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của con sau này.

Khi gặp những vấn đề về tâm sinh lý, bệnh lý bạn liên hệ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành giải đáp TẠI ĐÂY. Đội ngũ y bác sĩ của TDOCTOR sẽ nhanh chóng tận tình tư vấn cho bạn.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.