Kiểm tra sức khoẻ

Kiểm tra chứng rối loạn nhân cách

2021-11-29 17:01:15

Kiểm tra chứng rối loạn nhân cách Kiểm tra chứng rối loạn nhân cách

Bạn có gặp các vấn đề về các mối quan hệ hoặc những vấn đề chưa được giải quyết với những người xung quanh ở nơi làm việc hoặc ngoài xã hội hay không? Hãy sử dụng công cụ trắc nghiệm của chúng tôi để xem mình có dấu hiệu nào của chứng rối loạn nhân cách làm thay đổi nhận thức và thái độ của mình hay không.

Nếu có khả năng mắc chứng rối loạn nhân cách, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và làm theo lời khuyên của bác sĩ.

Đây là trắc nghiệm sàng lọc, bao gồm nhiều trạng thái bạn có thể gặp, bạn sẽ mô tả chính xác hành vi hoặc thái độ của mình bằng cách trả lời đúng hoặc sai với mỗi trạng thái đó. Đây là bài tự kiểm tra đánh giá và không sử dụng để thực hiện cho người khác. Hãy đọc và suy nghĩ cẩn thận trước khi trả lời. Hãy tích vào ô đúng (hoặc sai) khi vấn đề trong câu hỏi thể hiện đúng thái độ hoặc hành vi của bạn trong một thời gian, ít nhất trong vòng 5 năm, hoặc có biểu hiện ngay từ lúc mới lớn. Đừng xem lại các câu hỏi. Mỗi câu hỏi không nên dừng lại quá một phút. Toàn bộ bài trắc nghiệm nên làm trong vòng 15 phút.

* Người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng có ít nhất 4 biểu hiện sau:

- Nhạy cảm quá mức với thất bại hoặc sự từ chối

- Có xu hướng luôn thể hiện sự ác cảm. VD không tha thứ cho những chỉ trích hoặc những thương tổn

- Nghi ngờ hoặc có xu hướng làm méo mó những sự thật bằng cách hiểu sai những hành động tự nhiên hoặc ý tốt của người khác, coi đó như sự thù địch hoặc coi thường

- Một cảm giác hiếu chiến và cứng đầu của những quyền lợi cá nhân không phù hợp với hoàn cảnh thực tế

- Luôn nghi ngờ vô căn cứ về sự chung thủy của vợ/chồng về mặt tình dục

- Có xu hướng tự coi trọng bản thân quá mức, biểu hiện bằng thái độ tự cao một cách cố chấp

- Lo lắng với những lời giải thích hoặc sự kiện không có căn cứ xảy ra ngay với bệnh nhân và trên thế giới.

* Người bị rối loạn nhân cách phân liệt có ít nhất 4 biểu hiện sau:

- Ít có các hoạt động giải trí

- Biểu hiện cảm xúc lạnh lùng, xa cách hoặc không có biểu hiện cảm xúc với mọi người

- Có khả năng hạn chế để biểu hiện cảm xúc nồng ấm hoặc giận dữ với người khác

- Có biểu hiện hờ hững trước cả lời khen và phê bình

- Có ít hoặc không có ham muốn quan hệ tình dục

- Chỉ chọn những hoạt động đơn độc

- Quá bận tâm tới tưởng tượng hoặc nội tâm

- Không có mong muốn hoặc có những người bạn thân hoặc những mối quan hệ thân thiết

- Vô cảm với những xu hướng và những vấn đề xã hội

* Người bị rối loạn nhân cách bất hòa (chống đối xã hội) có ít nhất 3 biểu hiện sau:

- Hoàn toàn thờ ơ với những cảm giác của người khác, không quan tâm

- Có thái độ thô thiển, cố chấp, vô trách nhiệm, xem thường với những nghĩa vụ, quy tắc và chuẩn mực xã hội

- Không có đủ khả năng để duy trì mối quan hệ bền bỉ mặc dù không có khó khăn gì

- Rất thiếu kiềm chế dẫn đến thất vọng, ngưỡng chịu đựng sự công kích rất thấp dẫn đến bạo lực, sẵn sàng ẩu đả

- Không thể trải nghiệm cảm giác tội lỗi hoặc rút kinh nghiệm, đặc biệt với sự trừng phạt

- Dễ dàng đổ lỗi cho người khác hoặc đưa ra lý lẽ hợp lý cho hành vi có thể dẫn tới xung đột xã hội

* Người bị rối loạn nhân cách bốc đồng có ít nhất 3 biểu hiện sau:

- Có xu hướng hành động bộc phát không tính tới hậu quả

- Có xu hướng tham gia vào các hành vi gây tranh cãi, xung đột với người khác, đặc biệt khi các hành vi bốc đồng bị cản trở hoặc chỉ trích

- Có nguy cơ nóng giận hoặc bạo lực mà không thể kiểm soát được hành vi bộc phát

- Khó khăn trong việc duy trì bất kỳ hành động nào không mang lại phần thưởng ngay lập tức

- Trạng thái bất ổn, thất thường, bốc đồng

* Người bị rối loạn nhân cách ranh giới có ít nhất 3 biểu hiện bốc đồng trên đây cùng với ít nhất 2 biểu hiện sau:

- Rối loạn và không chắc chắn về hình ảnh bản thân, mục tiêu và sở thích

- Có khả năng có những mối quan hệ cực đoan, bất ổn, thường dẫn tới khủng hoảng về mặt cảm xúc

- Nỗ lực quá mức để tránh bị bỏ rơi

- Lặp đi lặp lại sự đe dọa hoặc tự làm hại bản thân

- Cảm giác trống rỗng dai dẳng kéo dài

* Người bị rối loạn nhân cách kịch tính có ít nhất 4 biểu hiện sau:       

- Biểu hiện cảm xúc tự phóng đại, cường điệu, sân khấu hóa, kịch tính hóa

- Có khả năng ám thị. VD dễ bị ảnh hưởng bởi người khác hoặc bởi hoàn cảnh

- Tình cảm hời hợt và không bền vững (dễ dàng thay đổi biểu hiện cảm xúc bên ngoài)

- Liên tục tìm kiếm hứng thú và những hoạt động trong đó cá nhân là trung tâm của sự chú ý

- Sự quyến rũ vẻ ngoài hoặc hành vi không phù hợp

- Quan tâm quá mức đến sức hấp dẫn thể chất

* Người bị rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức có ít nhất 4 biểu hiện sau:    

- Cảm giác nghi ngờ hoặc thận trọng quá mức

- Luôn bận tâm với các chi tiết, quy tắc, danh sách, thứ tự, tổ chức và kế hoạch

- Chủ nghĩa hoàn hảo cản trở việc hoàn thành công việc

- Có sự tận tâm và cẩn thận quá mức

- Có mối quan tâm quá mức đến năng suất đến nỗi bỏ qua sự thoải mái và các mối quan hệ

- Quá mô phạm và tuân thủ tuyệt đối quy ước xã hội

- Cứng nhắc và bướng bỉnh

- Cá nhân khăng khăng một cách bất hợp lý rằng người khác phải tuân theo chính xác cách làm của mình hoặc miễn cưỡng để cho họ làm công việc đó.

* Người bị rối loạn nhân cách lo âu có ít nhất 4 biểu hiện sau:       

- Căng thẳng sợ hãi lan tỏa kéo dài

- Tin rằng bản thân là người kém cỏi trong xã hội, không hấp dẫn hoặc thua kém người khác

- Quá bận tâm đến việc bị chỉ trích hoặc bị từ chối trong các mối quan hệ xã hội

- Không sẵn sàng tham gia cùng mọi người trừ khi biết chắc được yêu quý

- Cô lập trong lối sống vì cần có sự an toàn về thể chất

- Né tránh các hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp cần sự tiếp xúc nhiều với nhau vì sợ bị chỉ trích, không tán thành hoặc từ chối

* Người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc có ít nhất 4 biểu hiện sau:       

- Khuyến khích hoặc cho phép người khác đưa ra các quyết định quan trọng đến cuộc sống của mình

- Nhu cầu của mình phụ thuộc vào người khác trong đó bản thân bị phụ thuộc và tuân thủ quá mức

- Không sẵn sàng đưa ra những yêu cầu hợp lý với người mà mình phụ thuộc

- Cảm thấy không thoải mái hoặc vô dụng khi ở một mình vì cảm thấy sợ không thể chăm sóc bản thân

- Bận tâm với nỗi sợ bị bỏ rơi để tự chăm sóc bản thân bởi người thân thiết

- Có khả năng hạn chế trong việc đưa ra các quyết định hàng ngày mà không tham khảo nhiều lời khuyên hoặc lời trấn an từ người khác.

* Chú ý: Đây là trắc nghiệm sàng lọc, không dùng để chẩn đoán. Chẩn đoán chính xác liên quan đến các rối loạn nhân cách chỉ có thể được thực hiện bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.