Bạn Cần Biết

Sơ cấp cứu đuối nước cho trẻ - Những thông tin bạn không nên bỏ qua

2021-10-26 22:14:50

Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài và hệ thống sông ngòi phong phú, đuối nước là một hiểm họa rình rập tất cả mọi người, nhất là đối với trẻ em. Ngoài việc cần có các biện pháp để phòng ngừa chủ động tránh trẻ em bị đuối nước, việc sơ cứu trẻ em khi bị đuối nước như thế nào cho đúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mang lại cơ hội sống cho trẻ.

Sơ cấp cứu đuối nước cho trẻ - Những thông tin bạn không nên bỏ qua Sơ cấp cứu đuối nước cho trẻ - Những thông tin bạn không nên bỏ qua

Như chúng ta đã biết, đuối nước là nỗi lo xã hội hiện nay rất nhiều trường hợp đuối nước thương tâm đã xảy ra. Ước tính giai đoạn 2015-2019 có khoảng 320.000 người đã chết vì đuối nước. Ở những nước đang phát triển số liệu cho thấy tình trạng chết do đuối nước ở mức đáng báo động, ở Việt Nam nói riêng năm 2019 có khoảng 2000 trẻ em chết vì đuối nước. Do đó, việc trang bị những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu đuối nước cho trẻ em là vô  cùng cần thiết. Bài viết dưới đây TDoctor sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức và lỗi sai thường gặp khi sơ cứu mà có thể bạn quan tâm.

Đuối nước là gì?

Theo định nghĩa của WHO, đuối nước là hiện tượng khí quản con người bị chất lỏng xâm nhập vào dẫn đến khó thở. Nếu nạn nhân không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong hoặc gây ra những di chứng nặng nề về sau. Hiện tượng này có thể xảy ra với bất cứ ai, người chưa biết bơi và cả những người đã biết bơi, đặc biệt thường xảy ra đối với trẻ em.

Đuối nước - Nỗi lo lắng với tất cả mọi người

Đuối nước - Nỗi lo lắng với tất cả mọi người

Dấu hiệu đuối nước

Đuối nước là tình trạng thiếu oxy do không thể hô hấp được, nên dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng:

  • Nạn nhân ở dưới nước có dấu hiệu nguy cơ bị chìm
  • Thở nhanh, khó thở
  • Tim đập nhanh, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim
  • Nạn nhân mất đi ý thức, cơ thể nạn nhân xảy ra co giật
  • Da tím tái, đờm lẫn máu

Nguyên nhân dẫn đến đuối nước

  1. Không biết bơi: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đuối nước hiện nay.
  2. Bị chuột rút khi bơi: Chuột rút là hiện tượng thường gặp khi bơi, nếu không biết cách xử lý sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đã có rất nhiều tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra với những người biết bơi và bơi giỏi mà nguyên nhân gây ra chính là bị chuột rút khi bơi.

Chuột rút - tiềm ẩn nguy hiểm khi bơi

Chuột rút - tiềm ẩn nguy hiểm khi bơi

  1. Lựa chọn vị trí bơi không an toàn: Đi bơi ở những địa điểm không đảm bảo an toàn và không trang bị đồ cứu hộ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đuối nước.

Cách sơ cứu cho người đuối nước đúng cách

Nhận định tình huống

Nạn nhân bị đuối nước sẽ liên tục vùng vẫy, miệng ở trên mặt nước cố gắng với để kêu sự trợ giúp. Nếu bạn không biết bơi hoặc không có khả năng sơ cứu hãy hô hoán thật lớn để thu hút sự chú ý, kêu gọi cứu hộ. Đồng thời gọi dịch vụ cứu hộ khẩn cấp.

Cách cứu người theo từng trường hợp

Trường hợp 1: Người cứu không biết bơi

  • Nếu nạn nhân ở ngay gần bờ, hãy nằm sấp xuống đồng thời dang rộng chân để đảm bảo bạn ở vị trí thăng bằng. Không vươn người quá mức về phía hồ nước. Sau đó, với tay mình ra phía người bị nạn ta hiệu cho nạn nhân. Lưu ý khi bạn đang đứng không nên cứu nạn nhân vì việc đó có thể làm bạn ngã xuống nước.
  • Nếu nạn nhân ở quá tầm với, hãy sử dụng các vật dụng các vật dụng hỗ trợ như sào cứu hộ, móc cứu hộ, phao, áo phao để giúp nạn nhân

Trường hợp 2: Người cứu biết bơi

Trong trường hợp người cứu biết bơi và tự tin với khả năng bơi của mình. Bạn có thể nhảy ngay xuống nước để đưa nạn nhân lên bờ. Lưu ý, nên mang theo phao bơi hoặc áo phao để đảm bảo an toàn cho cả bạn và nạn nhân.

  • Nên bơi sải để có thể nhanh chóng đến được vị trí của nạn nhân, trong trường hợp nước quá sâu và nguy hiểm cần sử dụng kỹ năng phù hợp để đảm bảo an toàn
  • Nếu có mang theo phao hoặc áo phao khi đến gần hãy để nạn nhân bám vào. Rồi tiếp tục bơi đến chỗ nạn nhân và kéo nạn nhân về bờ từ phía sau
  • Lưu ý hãy giữ khoảng cách an toàn vì khi hoảng loạn nạn nhân có thể nắm chặt lấy bạn, gây nguy hiểm cho cả hai người.

Cách sơ cứu cho người đuối nước đúng cách

Bước 1: Kiểm tra đường thở của nạn nhân

  • Đưa nạn nhân lên bờ kiểm tra nạn nhân còn hô hấp không
  • Nếu nạn nhân không còn thở hãy bắt mạch ở cổ tay hoặc trên cổ nạn nhân trong vòng 10 giây.

Bước 2: Hồi sức tim phổi

Nếu mạch của nạn nhân không còn đập, cần thực hiện hồi sức tim phổi cho nạn nhân ngay.

  • Đặt gốc cổ tay lên giữa ngực nạn nhân
  • Đặt lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia, giữ khuỷu tay thẳng và phần vai vuông góc với hai tay
  • Sau đó, thực hiện ép tim 30 lần với tần suất 100 lần/phút. Mỗi lần ấn sâu khoảng 5cm
  • Kiểm tra nạn nhân đã hô hấp lại chưa

Hồi sức tim phổi - Sơ cấp cứu đuối nước

Hồi sức tim phổi - Sơ cấp cứu đuối nước

Bước 3: Hỗ trợ hô hấp nếu nạn nhân không tự thở được

  • Để nạn nhân nằm ngửa và nâng cằm lên
  • Kẹp mũi lại, áp miệng của mình vào miệng của nạn nhân để thổi ngạt với tần suất 2 lần/giây
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim
  • Tiếp tục làm cho đến khi bệnh nhân tự thở được hoặc nhận được sự trợ giúp từ đội ngũ y tế

Hô hấp nhân tạo - Sơ cấp cứu đuối nước

Hô hấp nhân tạo - Sơ cấp cứu đuối nước

Lưu ý: 

-  Không làm nghiệm pháp Heimlich và dốc ngược nạn nhân vì khi nạn nhân bị đuối nước thường bị ngạt thở,ngừng tim vì vậy việc đầu tiên cần làm là phải khai thông đường thở, thổi ngạt và ép tim cho nạn nhân.

- Chỉ được phép vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế khi nạn nhân đã có thể tự thở và có mạch trở lại.

Giải pháp hạn chế đuối nước

- Tổ chức dạy bơi công cộng và học bơi

- Không tắm, bơi lội ở những địa điểm không an toàn, vắng người.

- Tập huấn, huấn liệu cấp cứu đuối nước

- Đảm bảo an toàn sinh hoạt, đi lại sau mùa lũ
Với những thông tin TDoctor đã chia sẻ ở trên, có thể giúp các bạn trang bị thêm kiến thức sơ cấp cứu đuối nước cho trẻ và sử dụng khi cần thiết. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn và những người xung quanh bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với bác sĩ của TDoctor để được hỏi đáp miễn phí Tại đây. Để khám bệnh online với hình thức gọi video gặp trực tiếp bác sĩ, chuyên gia đầu ngành của chúng tôi hãy đăng ký khám online Tại đây.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.