Bạn Cần Biết

Trầm cảm nặng và Tự sát

2021-09-22 17:31:52

Trầm cảm là một trong căn bệnh về tâm lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh và những người xung quanh.

Trầm cảm nặng và Tự sát Trầm cảm nặng và Tự sát

Trầm cảm nặng và Tự sát đang là điều đáng lo ngại của xã hội hiện nay. Tùy thuộc vào mức độ trầm cảm nặng hay nhẹ và có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau. Nếu người bệnh trầm cảm nhẹ có thể gây mệt mỏi, chán ăn, buồn, ủ rũ trong trường hợp nặng có thể dẫn đến tự sát. 

Bài viết được viết bởi đội ngũ bác sĩ tâm lý Tdoctor.

Trầm cảm nặng và Tự sát

1. Trầm cảm nặng là gì

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ thần kinhbác sĩ tâm lý thì bệnh trầm cảm được chia theo mức độ là trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Trầm cảm nặng là giai đoạn nguy hiểm nhất, bởi vì lúc này người mắc bệnh không còn ý thức vào hành vi bản thân dẫn đến nghỉ quẩn, tự sát.

Theo thống kê quốc gia, nam giới có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn, nhưng một khi mắc nam giới có xu hướng tự tử cao hơn. Tỷ lệ này đặc biệt gia tăng trong những năm gần đây. Nhóm tuổi nam, trên 50 tuổi sống ở nông thôn và nhóm tuổi nữ tại thành phố là 2 nhóm có nguy cơ tự sát cao nhất

2. Dấu hiệu của trầm cảm nặng

Người bị bệnh trầm cảm nặng có 2-3 dấu hiệu chính dưới đây.

  • Tâm trạng lo lắng, thay đổi thất thường – thường là rất buồn bã có thể kèm theo triệu chứng khóc lóc, la hét
  • Thiếu động lực trong cuộc sống, chán chường, chán ăn không muốn làm gì cả, không cả tham gia các hoạt động ưa thích trước đây. Không có bất kỳ sự hứng thú nào.

Những triệu chứng liên quan

  • Giấc ngủ rối loạn
  • Khẩu vị ăn thay đổi
  • Dễ bị kích động trước các tình huống
  • Bi quan về bản thân
  • Mệt mỏi, đau dầu
  • Rất khó để tập trung vào một việc, mơ màng
  • Liên tục suy nghĩ về cái chết hoặc ý định tự sát
  • Không thực hiện được các hoạt động hằng ngày

3. Nguyên nhân gây ra trầm cảm nặng

  •  Nguyên nhân chính và trực tiếp nhất gây ra trầm cảm nặng từ trầm cảm nhẹ và vừa
  • Do di truyền: Khi trong gia đình có người thân, họ hàng mắc chứng trầm cảm thì người bệnh có khả năng mắc trầm cảm cao hơn.
  • Do giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 nam giới do những apos lực từ công việc, gia đình con cái. Họ thường bận rộn nên không có thời gian giải trí, vui chơi, chia sẻ với người khác.
  • Căng thẳng kéo dài: Những chuyện buồn trong gia đình, công việc, cuộc sống khiên người mắc bệnh bị suy sụp tinh thần, lo lắng trong thời gian dài gây ra trầm cảm.
  • Mất ngủ lâu ngày: Thường xuiyeen mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Mất ngủ thường xuyên do lo lắng, nghĩ nhiều gây tổn thương sức khỏe tinh thần dẫn đến trầm cảm.

Liên hệ bác sĩ tâm lý, bác sĩ chuyên khoa thần kinh Tdoctor để được tư vấn đầy đủ, khám bệnh từ xa.

4. Biểu hiện và nguy cơ tự sát

Phần lớn các bệnh trầm cảm nặng đều có hành vi tự tử.

Tùy thuộc vào sự liên tục nghĩ đến tự sát của mỗi bệnh nhân khác nhau. Một bệnh nhân có ý định tự sát ít nghiêm tọng khi chỉ nghĩ thoáng qua hành vi này 1-2 phút. Những bệnh nhân có ý định tự sát đã lâu, nghĩ liên tục 1-2 tuần đến tự tử học đã cân nhắc rất kỹ trước đó rồi. Những bệnh nhân này họ đã chuẩn bị các thiết bị tự sát như thuốc ngủ, thuốc độc, thuốc chuột, thuốc trừ sâu … hoặc không gian, thời gian địa điểm mà họ có thể thực hiện thành công hành vi tự sát này. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu tự sát, phải đưa bệnh nhân tới khoa tâm thần nội trú của bệnh viện để được bác sĩ tâm lý, bác sĩ thần kinh điều trị kịp thời tránh trường hợp xấu xảy ra.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, và bác sĩ tâm lý Tdoctor rất khó để có thể dự đoán khi nào bệnh nhân có ý định tự sát. Bởi vì một só bệnh nhân có ý định này từ lâu, dấu đi và không bộc lộ cho đến khi sự việc xảy ra một sô trường hợp khác thì nghĩ tới tự sát  một cách đột ngột.

Bệnh nhân có động cơ tự sát bởi vì họ cực kỳ mong muốn kết thúc tình trạng cảm xúc đau đớn, một sự tra tấn đối với cơ thể dài ngày. Theo các bác sĩ thần kinh, bác sĩ tâm lý uy tín thì trầm cảm nhẹ hay nặng có biểu hiện giống nhau, chỉ khác nhau là bệnh nhân trầm cảm nặng trước đó đã từng tự sát không thành công.

Để chữa trị cho những bệnh nhân mắc bệnh trầm cả phải kết hợp điều trị lâu dài các phương pháp như: ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, được giải tỏa – chia sẻ tâm lý và được động viên quan tâm thường xuyên.

Nguy cơ tự sát cao nhất ở những bệnh nhân trầm cảm nhẹ và vừa phát triển lên thành trầm cảm nặng. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm hãy đưa người bệnh đến gặp bác sĩ tâm lý, bác sĩ thần kinh ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hoặc liên hệ ngay bác sĩ tâm lý Tdoctor – nếu thấy một vài biểu hiện trầm cảm để được thăm khám, hỏi đáp bác sĩkhám bệnh từ xa.

Các chuyên gia tâm lý, tâm thần sẽ phối hợp nhiều biện pháp đánh giá trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý và một số xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết quả chính xác.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.