Tóm tắt bệnh Đau nhức toàn thân

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Đau gân cốt - bắp thịt
  • Fibromyalgia

Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp. Ước tính cứ 100 người thì có 2-8 người mắc căn bệnh này. Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ, và thêm các triệu chứng khác nữa. Bệnh này làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Triệu chứng

Phụ nữ bị đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới. Chứng đau hay bắt đầu trong độ tuổi 30-55, tuy vậy, bệnh vẫn có thể xuất hiện sớm ở trẻ em hoặc muộn ở người cao tuổi hơn. Dù ở lứa tuổi nào, nữ giới luôn cảm nhận đau mạnh hơn nam giới. Người có tuổi cảm nhận đau nhiều hơn người trẻ. Đôi khi trong một nhà có nhiều người cùng mắc chứng này.

Chẩn đoán

Đau nhức, mệt mỏi, khó ngủ, nhạy cảm (nôn nao khó chịu khi ngửi mùi, khi nhìn ánh sáng mạnh, khi nghe tiếng động lớn)

Điều trị

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Các xét nghiệm và kiểm tra sẽ được thực hiện để loại trừ nguyên nhân khác gây ra triệu chứng.

Tổng quan bệnh Đau nhức toàn thân

Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp. Ước tính cứ 100 người thì có 2-8 người mắc căn bệnh này.

Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ, và thêm các triệu chứng khác nữa. Bệnh này làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Phụ nữ bị đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới. Chứng đau hay bắt đầu trong độ tuổi 30-55, tuy vậy, bệnh vẫn có thể xuất hiện sớm ở trẻ em hoặc muộn ở người cao tuổi hơn. Dù ở lứa tuổi nào, nữ giới luôn cảm nhận đau mạnh hơn nam giới. Người có tuổi cảm nhận đau nhiều hơn người trẻ. Đôi khi trong một nhà có nhiều người cùng mắc chứng này.

Điều trị bệnh

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc giảm đau: Có rất nhiều thuốc điều trị giảm đau trong bệnh đau nhức toàn thân như nhóm thuốc chống viêm không Steroid, ức chế COX-2, Tramadol, Pregabalin (Lyrica)...

  • Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ được dùng phối hợp với thuốc giảm đau trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân: Myonal, Mydocalm, Contramyl...

  • Tiêm tại các điểm đau bằng Corticoid (Hydrocortisone, Depo-Medrol...)

  • Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm với liều thấp có thể dùng trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân để trợ giúp cải thiện giấc ngủ cho người bệnh: Amitriptylin, Trazodone... Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, bệnh đau nhức toàn thân không phải bệnh trầm cảm nên không được lạm dụng nhóm thuốc này trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân.

  • Thuốc ức chế chọn lọc Serotonin.

  • Thuốc kháng dopamine: Pramipexol (Mirapex), Rropiroloe (Requip)

  • Thuốc kích thích thần kinh trung ương.

  •  Các thuốc mới đang nghiên cứu trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân: Milnacipran là thuốc ức chế Serotonine-Norepinephrin, đã được FDA phê chuẩn cho điều trị đau nhức toàn thân từ tháng 7/2008.

  • Ngoài ra một thuốc mới là Dextromethorphan cũng đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong điều trị bệnh đau nhức toàn thân.

Điều trị không dùng thuốc:

  • Vật lý trị liệu: Vận động liệu pháp, nhiệt trị liệu, thuỷ trị liệu, xoa bóp, châm cứu... đều có hiệu quả tốt trong điều trị giảm đau bệnh đau nhức toàn thân.

  • Tâm lý trị liệu: Rất có hiệu quả với bệnh nhân bị bệnh đau nhức toàn thân, đặc biệt với người bệnh ở giai đoạn khởi phát.

Các câu hỏi liên quan bệnh Đau nhức toàn thân