Sâm Ngọc Linh được biết đến như một thần dược sức khỏe, hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh tật. Sâm Ngọc Linh trong tự nhiên dần khan hiếm bởi môi trường sống không thuận lợi, sâm bị khai thác vượt mức cho phép, sâm Ngọc Linh cũng nằm trong danh sách 250 loài sâm quý cần được bảo vệ. Nên việc duy trì gen, bảo tồn giống sâm Ngọc Linh là vấn đề cấp bách và thực sự cần thiết.





Sâm Ngọc Linh Việt Nam





  • Tại sao phải bảo tồn nguồn giống sâm Ngọc Linh





Sâm Ngọc Linh được biết đến như “quốc bảo” của ngành dược liệu Việt Nam. Sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam, một đặc hữu riêng biệt của núi rừng Việt Nam.  Trên thế giới có nhiều vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để tạo ra các giống sâm quý như Mỹ, Hàn quốc, Canada, Nga…Nhưng với giống sâm Ngọc Linh Việt Nam là một trường hợp đặc biệt.





Sâm Ngọc Linh – sâm Việt Nam



Giống sâm Ngọc Linh của Việt Nam là trường hợp riêng biệt nhất trong hơn 20 loài quý được thế giới công nhân. Thân và rễ của sâm Ngọc Linh có chứa đến 52 saponin triterpen (thành phần hóa học tạo nên các tác dụng của sâm): trong sâm Ngọc Linh có 26 saponin tổng hàm lượng là 10,82% cao nhất hiện tại, sâm Triều tiên chỉ có 25 saponin tổng hàm lượng 3,52%, sâm Mỹ có 14 saponin hàm lượng 3,83%, sâm Trung Quốc có 23 saponin hàm lượng 4,87%.



Ngoài ra, giống sâm Ngọc Linh của Việt Nam còn có chứa 7 hợp chất polyacetylen có tính kháng khuẩn và kháng ung thư, 17 acid béo đặc biệt không no như oleic, linoleic. Sâm Ngọc Linh có 18 acid amin; trong đó có 8 acid amin cần thiết cho cơ thể và acid amin chống lão hóa tế bào, cuối cùng là 20 nguyên tố đa vi lượng.





  • Ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh





Trong y học cổ truyền sâm Ngọc Linh được xem là vị thuốc bổ để chữa các chứng bệnh tư âm, kiện tỳ, dưỡng khí, bổ huyết, làm tăng tuổi thọ, giả độc, tiêu độc, hỗ trợ điều trị bệnh về hô hấp, gan, tiêu hóa, tiết niệu…Còn trong y học hiện đại sâm Ngọc Linh được ứng dụng để làm các sản phẩm hỗ trợ lăng lực, phục hồi sức khỏe, tác động vào hệ trung ương thần kinh để tăng cường trí nhớ, giảm áp lực, chống trầm cảm, giảm tiến trình oxy hóa, lão hóa,  bảo vệ gan, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ điều trị và chống tế bào ung thư và giải độc cơ thể.





Hỗ trợ chữa bệnh thần kỳ của sâm Ngọc Linh





  • Giá trị kinh tế





Từ hàng ngàn năm nay nhân sâm luôn là dược liệu cổ truyền của y học phương Đông, nhân sâm có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại dược liệu. Tại Châu Á, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ sâm nhiều nhất lên đến 12 triệu USD, Châu Á cũng là nơi nhập sâm Mỹ 527.547 ký sâm trồng và 22.929 kg hoang dã. Các loại sâm Mỹ và Trung Quốc được nghiên cứu có giá trị dưỡng chất cao cấp như sâm Ngọc Linh từ 2-3 lần. Vì thế triển vọng kinh tế từ sâm Ngọc Linh là rất cao.



Cũng theo lời PGS.TS Nguyễn Công Luận cho biết: Sâm Ngọc Linh được ví như “vật báu” của kinh tế, thân, lá, củ, hạt điều được thương lái tìm mua với giá thanh cao. Chỉ riêng sâm tươi tại vườn giá đã dao động từ 100 đến 500 triệu đồng/kg tùy tùy vào độ tuổi. Hiện tại MHG thông tin sâm trồng tại các điểm vườn ở Kon Tum, Quảng Nam có giá dao đồng cho sâm 6 năm tuổi là 120 triệu đồng ký và trên 120 triệu đồng cho sâm trên 6 năm tuổi. 





  • Công tác bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh 







  • Tình hình nhân giống sâm Ngọc Linh





Sau khi sâm Ngọc Linh được phát hiện vào năm 1973, sâm bị khai thác, triệt để đến mức khang hiếm thì công tác bảo tồn và nhân giống sâm Ngọc Linh lần lược ra đời như: trồng đầu mầm từ cây sâm Ngọc Linh trưởng thành, nhân giống sâm Ngọc Linh hữu tính bằng cách gieo hạt, nghiên cứu gieo giống sâm Ngọc Linh vô tính, nuôi cấy sâm Ngọc Linh từ tế bào rễ…theo chỉ dẫn của các tổ chức Viện Dược Liệu, Bộ Y tế, Viện Sinh học Nhiệt đới, Học viện Quân Y…. và các sự chủ động liên kết, hợp tác doanh nghiệp trong nước và quốc tế để đạt được thành tựu quan trọng trong nhân giống sâm Ngọc Linh.





  • Công tác gieo trồng sâm Ngọc Linh





Năm 2015, chính phủ thông qua đề án “Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh – sâm Việt Nam” mở ra phương hướng đúng đắn trong việc bảo tồn giống gien sâm Ngọc Linh. Từ đó nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư vào các vùng đất thích hợp để phát triển gieo trồng giống sâm Ngọc Linh theo hướng chất lượng và quy mô.



Năm 2021 Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) ký kết thành công các hợp tác với viện Viko Hàn Quốc để đầu tư mô hình nuôi trồng sâm Ngọc Linh thông minh ứng dụng nông nghiệp công nghệ đạt chuẩn. Và trong nước là ký kết các hợp tác với đội ngũ chuyên gia y dược nghiên cứu, y học để nhân giống sâm Ngọc Linh và phát triển các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh mang thương hiệu Sâm Ngọc Linh MHG đạt chuẩn chất lượng, uy tín, an toàn.



Hiện tại vườn sâm của Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) đã xuống giống gieo trồng thành công 3 điểm vườn trồng sâm Ngọc Linh:





Trồng sâm Ngọc Linh trong hệ thống nhà màng của MHG





  • Vườn 1 tại Trà Nam 30.000 gốc.




  • Vườn 2 tại Trà Linh 30.000 gốc 




  • Vườn 3 HTX Măng Cành nơi thực hiện dự án MHG Farm đã xuống giống 60.000 gốc và đặt mục tiêu 200.000 gốc trong năm nay.







Phối cảnh dự án MHG Farm-nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp nông nghiệp dược liệu của Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) 



Các vườn sâm hiện tại đang phát triển tươi tốt, mở ra nhiều tiến triển quan trọng góp một phần đóng góp vào công tác bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. Hứa hẹn MHG sẽ là đơn vị cung cấp sâm Ngọc Linh và các sản phẩm từ sâm uy tín, đảm bảo chất lượng, xuất xứ rõ ràng đến tay người tiêu dùng. Đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người tiêu dùng, tạo nên thị trường đa dạng các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh như rượu sâm Ngọc Linh, bánh quy sâm Ngọc Linh, nước uống sâm Ngọc Linh….thông tin tham khảo https://samngoclinhmhg.com/ và showroom 39 Nguyễn Quốc Trị, Cầu Giấy, Hà Nội.





Đa dạng sản phẩm từ sâm Ngọc Linh tại showroom 39 Nguyễn Quốc Trị, Cầu Giấy, Hà Nội.





  • Những tác động tích cực từ công tác gieo trồng sâm Ngọc Linh





Phát triển gieo trồng giống sâm Ngọc Linh theo quy mô, đúng chuẩn quy hoạch là tạo nên các giá trị đặc hữu cơ bản về môi trường, kinh tế và xã hội, cụ thể hơn là:



Khoa học và y học



Nghiên cứu thành công và giữ lại vốn gen quý hiếm của sâm Ngọc Linh, nhân giống sâm Ngọc Linh thành công là thành tựu quan trọng của nền Khoa học nghiên cứu và ứng dụng Việt Nam. Là bước đệm để nhân rộng mô hình gieo trồng sâm Ngọc Linh ở nhiều vùng núi khác. Đẩy mạnh cơ hội nghiên cứu và ứng dụng sâm Ngọc Linh vào chữa các căn bệnh hiểm nghèo.



Môi trường



Gieo trồng sâm Ngọc Linh trên các vùng núi cao là mở ra cơ hội bảo vệ thiên nhiên vùng núi, phòng chống xói mòn các vùng đồi, lũ quét, bảo vệ sự đa dạng sinh thái, đa dạng các loài động thực vật….



Kinh tế - xã hội



Phát triển kinh tế từ sâm Ngọc Linh là cơ hội làm giàu cho doanh nghiệp, địa phương, quốc gia. Mở ra nhiều chính sách mới để phát triển kinh tế miền núi, quy tu dân cư, dân lao động xây dựng đời sống miền núi đảm bảo kinh tế, vững tinh thần và ngày một khang trang theo đề xuất xây dựng đời sống nông thôn mới.  Tạo cơ hội cho người lao động miền núi làm việc an toàn, tạo ra kinh tế, giảm áp lực cho địa phương, tạo cơ hội tiếp xúc với y tế, chăm sóc sức khỏe, gió dục….




Như vậy, việc nghiên cứu nhân giống sâm Ngọc Linh, là yếu tố quan trọng để bảo vệ và phát triển kinh tế từ sâm Ngọc Linh bền vững. Giá trị từ sâm Ngọc Linh không chỉ là bảo tồn loài sâm quý mà còn kéo theo sự đi lên của xã hội, tạo nên thị trường ổn định, da dạng hàng hóa. Xây dựng hình ảnh sâm Ngọc Linh – sâm Việt Nam thành một thương hiệu đạt chuẩn quốc gia, tạo cơ hội thuận lợi vươn mình ra thế giới của sâm Ngọc Linh. Để đạt được những điều này là cả một sự chung tay góp sức của người lao động, Y học, Y dược, doanh nghiệp và các chính sách thực sự cần thiết, hiệu quả từ địa phương và các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo và giữ gìn “quốc bảo” sâm Ngọc Linh.