1. Tên khoa:  Ngoại Thần kinh. 
 
2. Liên hệ:
                 Địa chỉ: Tầng 2 - toà nhà B – Bệnh viện K  cơ sở Tân Triều.
                               
3. Lịch sử phát triển:
Xuất phát từ nhu cầu điều trị toàn diện bệnh nhân ung bướu thần kinh, bệnh viện K trung ương đã thành lập khoa Ngoại thần kinh từ tháng 2/2017. Với chức năng chính là điều trị u não và các bệnh lý ung bướu thần kinh sọ não, các bệnh lý chung và bệnh lý ung bướu cột sống - tủy sống bằng các phương pháp điều trị đa mô thức bao gồm phẫu thuật, xạ phẫu, xạ trị, hóa trị. 

4. Nhiệm vụ của khoa

Khám chữa bệnh ngoại khoa thần kinh trong chấn thương và bệnh lý đặc biệt là các bệnh lý ung bướu thần kinh sọ não, cột sống - tủy sống , dây thần kinh ngoại vi, điều trị xạ phẫu gamma Knife

- Đào tạo: tham gia giảng dạy học sinh sơ & trung cấp y, cử nhân điều dưỡng, sinhviên y khoa, bác sĩ đa khoa, chuyên khoa sau đại học : thạc sĩ, tiến sĩ.
- Nghiên cứu khoa học.
- Chỉ đạo chuyên khoa thông qua các lớp học ngắn hạn, dài hạn.
- Quản lý nhân sự trong khoa, vật tư trang thiết bị của khoa.
- Phòng bệnh
- Hợp tác quốc tế.

5. Tổ chức nhân sự khoa

 

Lãnh đạo đương nhiệm


Trưởng khoa: Ts.Bs Nguyễn Đức Liên

 

Phó trưởng khoa: ThS.BSNT Phạm Gia Dự

 

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú NGUYỄN VĂN LINH

 

 

 


- Điều dưỡng trưởng: Nguyễn Thúy Hồng      

Hiện nay có 19 cán bộ, nhân viên công tác tại Khoa Ngoại thần kinh, trong đó:

- Tiến sĩ - Bác sỹ : 01

-    Thạc sỹ-  Bác sỹ: 07
-    Bác sỹ CKI: 01
-    Điều dưỡng: 09
-    Y công: 01


6. Thành tựu và định hướng phát triển
      Khoa là nơi khám chữa bệnh ngoại khoa, nội khoa thần kinh bệnh lý sọ não( u não, bệnh lý mạch máu não, động kinh, bệnh lý thần kinh chức năng, bệnh lý bất thường bẩm sinh hệ thần kinh…), tuỷ sống, bệnh lý thần kinh ngoại vi.
      Phẫu thuật nội soi não trong phẫu thuật não úng thủy, u não, u nền sọ, phẫu thuật thần kinh chức năng, phẫu thuật phình mạch não.   Phẫu thuật thần kinh chức năng trong điều trị động kinh, điều trị đau dây thần kinh số V.
      Phẫu thuật u nền sọ như u vùng rãnh trượt, u màng não vùng rãnh trượt, u thân não, u vùng tuyến tùng, u não thất, u vùng hố yên.
      Điều trị u não bằng xạ phẫu Gamma Knife

      Điều trị các bệnh lý nội - ngoại khoa về cột sống, tủy sống: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, u tủy, u cột sống, điều trị giảm đau cột sống....
      Hợp tác quốc tế với nhiều nước Mỹ, Pháp, Nhật,  Úc, Đức, Thái Lan, Singapore….
=> Phát triển chuyên sâu, đầu ngành các chuyên khoa như: Phẫu thuật nội soi thần kinh, Xạ phẫu Gamma Knife, phẫu thuật ít xâm lấn, phẫu thuật thần kinh chức năng, phẫu thuật nền sọ, bệnh lý góc cầu tiểu não, phẫu thuật cột sống, điều trị giảm đau cột sống, điều dưỡng thần kinh…

Cứu sống người mẹ bị ung thư vú di căn não, hôn mê, mất trí nhớ quyết tâm sinh con

 

6 tháng trước, câu chuyện xúc động về người bệnh Nguyễn Thị Liên, người mẹ ung thư vú giai đoạn cuối quyết tâm sinh con đã để lại dấu ấn sâu sắc với bạn đọc về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ quyết tâm giữ con.Hôm nay, Bệnh viện K một lần nữa được ghi nhận câu chuyện đẹp và ý nghĩa như vậy, chị Nguyễn Thị H. 36 tuổi quê tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang điều trị ung thư vú ổn định gần 5 năm thì tạm dừng điều trị với mong muốn mang thai. Vui mừng chờ đợi giây phút được làm mẹ nhưng đến tuần 28 khối u phát triển di căn não, chị H.vẫn quyết tâm giữ lại sinh linh bé bỏng đang mang trong mình - đứa trẻ mà chị hy vọng, ngóng chờ nhiều năm qua dù chị biết thậm chí phải đánh đổi cả sinh mệnh của mình. 

Điều trị ung thư vú ổn định hơn 5 năm, khát vọng cháy bỏng được làm mẹ chạm đến trái tim các bác sĩ điều trị. 

     Nhớ lại khoảng thời gian phát hiện ra bệnh, chị H. thấy ngực thỉnh thoảng nhói đau, đi khám ở bệnh viện tỉnh thì chị phát hiện có khối u ở vú,ngay sau đó chị lên Bệnh viện K để khám và thực hiện tiểu phẫu, thật không may khi kết quả giải phẫu bệnh được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú. 

    “Tôi phát hiện bệnh ung thư vú vào tháng 4/2013, thời điểm ấy tôi khủng hoảng, suy sụp hoàn toàn, nhiều khi muốn buông xuôi. Nhưng được gia đình và các bác sĩ động viên, tôi mới xuống điều trị tại Bệnh viện K. Tại đây, chứng kiến nhiều hoàn cảnh bệnh nhân khác khó khăn hơn mình, nan giải hơn mình mà họ vẫn kiên trì lạc quan chữa trị, nên tôi cũng cảm thấy bớt lo lắng về bệnh tình của mình, tin tưởng các bác sĩ, lạc quan chữa trị, không nghĩ ngợi gì nữa.” 

Khát khao làm mẹ nên sẵn sàng đánh đổi, điều trị ung thư nhưng vẫn quyết định mang thai

     “Khát khao được làm mẹ, có lẽ là mong mỏi lớn nhất của chị. Chỉ mong có thể ẵm bồng, ôm con trong vòng tay dù chẳng biết trước ngày mai sẽ ra sao, ngắn ngủi thôi, một thời khắc thôi chị cũng mãn nguyện rồi.”, chị H.chia sẻ.

      Điều trị cho chị H. 5 năm, hơn ai hết các bác sĩ, điều dưỡng thấu hiểu nỗi lòng mong mỏi có được mụn con của chị H.. Tại Bệnh viện K, không ít những bệnh nhân đã, đang điều trị ung thư vẫn quyết tâm sinh con, tình mẫu tử luôn thiêng liêng và cao cả như thế.

      Hiểu được khát vọng ấy lớn đến nhường nào nhưng các bác sĩ vẫn phải cân nhắc, đánh giá tình hình sức khoẻ và tư vấn kỹ lưỡng cho chị H. về nhiều khả năng có thể xảy ra khi chị mang thai, sinh con.

     “Bệnh nhân H.đã điều trị ổn định gần 5 năm nhưng có nguyện vọng tạm dừng điều trị để mang thai. Dù rất chia sẻ nhưng chúng tôi vẫn phải kiểm tra về toàn bộ các chỉ số, đánh giá sức khoẻ của H., hội chẩn kỹ về những hoá chất đã điều trị cho H.có ảnh hưởng gì nếu mang thai hay không”- TS.BS Hàn Thị Thanh Bình, Phó trưởng khoa Nội 5, bác sĩ trực tiếp tiếp nhận bệnh nhân H.từ ngày nhập viện chia sẻ. 

      Nghe bác sĩ tư vấn nhiều trường hợp nhưng có lẽ không gì ngăn nổi khát khao được làm mẹ, sự quyết tâm của chị đã chạm đến trái tim, cảm xúc của chính các bác sĩ điều trị cho chị, điều duy nhất, tốt nhất mà các bác sĩ Bệnh viện K có thể mang đến là tư vấn sức khoẻ cho mẹ, phối hợp bác sĩ chuyên khoa sản để chị được theo dõi, chăm sóc suốt thai kỳ. 

Hành trình mang thai gian nan, hôn mê, mất trí nhớ do khối u di căn não, phải đẻ mổ để cứu con và hạnh phúc vỡ òa khi được làm mẹ

       Đầu năm 2019, Chị H cảm nhận thấy mình có dấu hiệu mang thai, mong ước làm mẹ bấy lâu nay đã thành hiện thực, chị vẫn hàng ngày đi làm công nhân ở xí nghiệp may, mọi sinh hoạt đều diễn ra bình thường, nhưng không may, đến tháng thứ 7 chị H.cứ ăn vào là nôn, nghĩ là bị nghén vì cơ thể không có biểu hiện khác thường, gia đình đưa chị đến khám tại Bệnh viện Phụ sản TW, Bệnh viện K kiểm tra định kỳ. 

        Đánh giá ban đầu, các bác sĩ nhận định trong quá trình mang thai khối u tiếp tục phát triển và di căn lên não. 

     “Dù ở tuần 28 có dấu hiệu giảm trí nhớ, nói không biết gì, gia đình phải trợ giúp hoàn toàn nhưng bệnh nhân H.vẫn quyết tâm giữ cháu bé.”- BS.Thanh Bình chia sẻ.

Hình ảnh khối u di căn não

    Đến tuần thứ 34, trí nhớ suy giảm hoàn toàn, H. vẫn quyết tâm sinh con, chị H.bắt đầu hôn mê, thai có biểu hiện suy tim, ngay lập tức các bác sĩ quyết định mổ cứu hai mẹ con. Ngày 29/10, bé gái Hương Giang nặng 2000gram chào đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình và các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản TW, nhưng mẹ bé - chị H. được chuyển sang Bệnh viện K để tiếp tục chữa trị. 

     Hiệu quả diệu kỳ sau điều trị bằng phương pháp hiện đại xạ phẫu dao Gamma cho người mẹ mới sinh con, bị ung thư di căn não

     Với bệnh nhân H.được đánh giá là trường hợp đặc biệt với tổn thương ở phía hố sau cạnh các cấu trúc và kích thước tương đối lớn, nếu xạ phẫu 1 lần duy nhất thì trong tình trạng hôn mê, sức khoẻ bệnh nhân sẽ không đảm bảo, do đó các bác sĩ quyết định xây dựng kế hoạch điều trị chia làm 3 phân liều cách nhau 2 tuần, lần đầu cách đây 6 tuần, điều trị liều đầu tiên, sau đó chuyển ngay phối hợp điều trị miễn dịch với bác sĩ nội khoa ung thư để điều trị hóa chất phối hợp, sau đó 2 tuần sau bệnh nhân chuyển sang khoa Ngoại thần kinh để điều trị dao Gamma đợt 2. Sau 2 tuần, thì ngày 3/12 vừa qua bệnh nhân điều trị đợt cuối. 

    Tiếp nhận trường hợp chị H.sau sinh, TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện K cho biết “Đây là trường hợp rất đặc biệt, sản phụ sau sinh được 3 ngày, phải chuyển khẩn cấp sang Bệnh viện K do ung thư vú di căn não. Khi vào viện khối u đã di căn vào não 3 ổ, đặc biệt di căn vào hố sau gây chèn ép, dẫn đến tình trạng hôn mê, chúng tối ngay lập tức quyết định điều trị bằng thuốc và điều trị bằng dao Gamma cho bệnh nhân H.” 

Bệnh nhân được điều trị bằng Gamma Knife (ảnh minh họa)

    “Ưu điểm của điều trị dao Gamma là có thể tập chúng liều điều trị vào khối u và ít ảnh hưởng cấu trúc não xung quanh, với trường hợp của chị H khối u nằm cạnh hệ thống não thất, có thể dẫn đến tình trạng ứ nước trong não, do vậy chúng tôi chuẩn bị cả phương án mổ phối hợp để dẫn lưu dịch não tủy nếu cần” TS Liên cho biết.

     Mặc dù cân nhắc kỹ lưỡng nhưng các bác sĩ cũng có nhiều thách thức khi điều trị cho bệnh nhân H

    “Khó khăn lớn nhất là phải cân nhắc giữa phẫu thuật mở thông thường và xạ phẫu Gamma Knife, do khối u khá lớn, vị trí 2 khối ở tiểu não, 1 khối ở bán cầu đại não, cả 3 khối cộng vào gây ra triệu chứng cộng hưởng, chúng tôi phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa về ung bướu thần kinh và u vú, đưa ra phác đồ điều trị phối hợp cùng nhau giúp bệnh nhân hồi phục, vì nếu chỉ tập trung vào điều trị u não thì có thể di căn bộ phận khác, nếu chỉ điều trị bệnh toàn thân thì có thể hôn mê, cơ thể không thể chịu được. Vì vậy, phải phối hợp nhịp nhàng, điều trị não trước, nếu mổ mở có thể chỉ giải quyết được 1 ổ, dao Gamma có thể giải quyết cùng một lúc cả 3 ổ, khối u được khống chế, giảm được thời gian hồi phục 2-3 tuần nếu mổ mở thông thường, tuy nhiên các phương án đều được cân nhắc.“- TS. Liên đánh giá.

Sức khoẻ hai mẹ con ổn định, mẹ tiếp tục được theo dõi, điều trị

Điều kỳ diệu đã đến với mẹ con chị H.sau bao nỗ lực của ekip các bác sĩ Bệnh viện K và nghị lực của chị. Sau khi điều trị với phác đồ bằng dao Gamma 2 ngày chị đã dần phục hồi trí nhớ, tỉnh táo trở lại.

    Sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân H. đáp ứng thuốc rất tốt, khối u đã giảm 40% thể tích, và được kiểm soát tốt, bên cạnh đó việc phối hợp với điều trị hóa trị đã giúp kiểm soát bệnh rất tốt. Chính vì có điều trị hóa chất nên hiệu quả kiểm soát khối u càng cao hơn, tránh được các đợt di căn khác lên não. Để làm được điều đó, phải nhấn mạnh rằng việc hội chẩn, phối hợp nội khoa, xạ phẫu và các chuyên gia thần kinh, vú đã phối hợp nhịp nhàng và rất chặt chẽ. 

“Lúc ấy tôi cảm thấy rất vui mừng vì tỉnh táo trở lại, cả mẹ cả con đều khỏe, đã có lúc tôi nghĩ mình không qua khỏi nhưng rất may các bác sĩ đã nỗ lực để tôi được hồi sinh lần 2, được trở về với con.”- chị H.chia sẻ sau điều trị bằng dao Gamma.

Bệnh nhân H.đã ổn định và trao đổi với TS Liên về phác đồ điều trị tiếp theo

 “Hiện tại chị H.đang được điều trị phối hợp nội khoa ung thư, điều trị hóa chất và rất may mắn sức khoẻ bệnh nhân ổn định, đáp ứng điều trị rất tốt.”- TS Bình nhận định

Hy vọng rằng câu chuyện của mẹ con bệnh nhân H, hay “câu chuyện cổ tích có thực ở đời thường” như mẹ con bé Bình An sẽ trở thành động lực để nhiều chị em phụ nữ mạnh mẽ hơn, lạc quan hơn vượt qua những gian nan mà căn bệnh ung thư để lại, hướng đến một ngày mai tươi sáng hơn, hạnh phúc ấm êm bên gia đình nhỏ, bên những người thân yêu và hơn cả là được ôm ấp, vỗ về, hạnh phúc nghe hai tiếng “Mẹ ơi...”

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ U TUYẾN YÊN

U tuyến yên là gì            
•U tuyến yên là u lành tính, phát triển từ thùy trước của tuyến yên, đây là loại u thường gặp nhất trong các loại u ở vùng hố yên.
•U tuyến yên chiếm khoảng 10% các khối u trong sọ, đa số gặp ở người trưởng thành, độ tuổi trung bình từ 38 – 50 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em.

      Dựa vào sinh lý bệnh chia u tuyến yên thành 2 nhóm chính:

(1)Loại tăng tiết hormon: thường biểu hiện triệu chứng sớm, ở các cơ quan đích do tuyến yên chi phối.

U tiết HM tăng trưởng GH (15%): to đầu chi và bệnh khổng lồ

- U tiết prolactin (25%): mất kinh nguyệt, chảy sữa

- U tiết TSH (1%) có thể có hoặc không có cường giáp.

- U tiết ACTH (15%): Bệnh Cushing

- U tiết hormon sinh dục (10%)): tăng tiết FSH, LH.

- U tiết nhiều hormon (15%)

        (2) Loại không tăng tiết hormon. Thường biểu hiện khi có triệu chứng chèn ép gây nhìn mờ hoặc đau đầu

  • Dựa vào hình thái học chia 2 nhóm:

+  U < 1cm : U kích thước nhỏ

+ U  > 1cm : U kích thước lớn

  U tuyến yên thường có những biểu hiện gì 

Triệu chứng do khối u chèn ép tổ chức xung quanh:
+ Đau đầu: thường gặp, không tương ứng với kích thước
+ Chèn ép giao thoa thị giác: giảm thị lực, bán manh
+ Tổn thương các dây thần kinh sọ não III, IV, VI, V1 gây song thị, sụp mi, liệt cơ mắt và một số thần kinh mặt.
+ Đau đầu kèm buồn nôn hoặc nôn
+ Có thể dậy thì sớm ở trẻ nhỏ, suy sinh dục ở người lớn.
+ Có thể bị đái tháo nhạt (đái nhiều, nươc tiểu trên 200ml/h màu trắng)

. Triệu chứng do tăng tiết hormone.
+ U tiết prolactin: mất kinh nguyệt và chảy sữa ở phụ nữ, rối loạn cương ở nam giới.
+ U tiết hormone tăng trưởng: to đầu chi hay bệnh khổng lồ
+ U tiết ACTH: bệnh Cushing
+ U tiết TSH: cường chức năng tuyến giáp (hồi hộp, đánh trống ngực, rối loạn nhịp, sút cân, run tay..) và bướu cổ to.

. Suy chức năng tuyến yên.
+ Giảm tiết ACTH gây hạ huyết áp, sốc, hạ đường huyết, buồn nôn, mệt lả, hạ Na+ máu.
+ Triệu chứng suy giáp trên lâm sàng, cần định lượng FT4
+ Rối loạn chức năng sinh dục: phụ nữ rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh; nam giới rối loạn sinh dục và giảm testosterone.

+ Suy tuyến yên bẩm sinh: xuất hiện lúc nhỏ, rối loạn nặng về tuyến giáp, sinh dục, thượng thận, sự phát triển và cân bằng nước.U tuyến yên được điều trị như thế nào?

Điều trị u tuyến yên là sự phối hợp chặt chẽ của đa mô thức nội khoa, phẫu thuật, xạ trị

Phẫu thuật:

          Phẫu thuật nội soi qua mũi: Có  95% các khối u được điều trị bằng phẫu thuật nội soi qua xoang bướm, khi khối u có kích thước trên 1cm, có biểu hiện chèn ép thần kinh, có rối loạn chức năng nội tiết. Đây là đường tiếp cận khối u gần nhất, tăng hiệu quả lấy u, giảm biến chứng, tính thẩm mỹ cao. Hiện được áp dụng ở các trung tâm phẫu thuật chuyên sâu thần kinh trên cả nước.

          Phẫu thuật mở: Một số nhỏ, khối u phát triển lên trên cao, được phẫu thuật bằng mở nắp sọ.

 

.  Điều trị nội khoa: 

Đây là phương pháp điều trị song song với phẫu thuật, nhằm kiểm soát nội tiết tuyến yên (đặc biệt sau phẫu thuật một số bệnh nhân có đái nhiều, mệt mỏi, buồn ngủ, cần tái khám định kỳ sau 1-3-6 tháng để kiểm tra chức năng nội tiết tuyến yên).

Một số thuốc điều trị bệnh u tuyến yên:

  1. Trường hợp u chế tiết Prolactine thì điều trị bằng nội khoa (Dostinex…) là phường pháp điều trị chính.

  2. U chế tiết GH (điều trị bằng Sandostatine giải phóng chậm…),

  3. Hội chứng Cushing : Ketoconazol được sử dụng nhiều, có tác dụng trên hầu hết bệnh nhân, ít tác dụng phụ. Liều hiệu quả 400-500mg/ngày chia 2 lần uống. Thuốc có thể gây độc cho gan nhưng ít khi nặng.

. Xạ trị :

          Xạ trị thông thường ít áp dụng. Xạ trị bằng hạt nặng hoặc xạ phẫu Gamma Knife thường được áp dụng với trường hợp:

  • Khối u tái phát nhiều lần hoặc tồn dư ở vùng xoang hang

  • Khối u chế tiết GH không kiểm soát được bằng phẫu thuật và thuốc

  • Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện K3 Tân Triều

    Chào bạn. Như bạn mô tả ở trên thì nghĩ đến trường hợp Rò dịch não tủy/ sau mổ u dây V. Để đánh giá chính xác tình trạng hiện tại của người bệnh cần đến cơ sở có chuyên khoa Ngoại Thần Kinh để được thăm khám lâm sàng, chụp MRI,CT sọ não đánh giá thêm mới quyết định được hướng điều trị tiếp tục. Cần đến viện sớm tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não.
    Chào bạn. Như bạn mô tả ở trên thì nghĩ đến trường hợp Rò dịch não tủy/ sau mổ u dây V. Để đánh giá chính xác tình trạng hiện tại của người bệnh cần đến cơ sở... Xem thêm

Nhận xét về Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện K3 Tân Triều

Bạn đã sử dụng dịch vụ của phòng khám Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện K3 Tân Triều? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với cộng đồng.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe và chuyên môn, vui lòng chuyển sang trang Hỏi Bác sĩ để được tư vấn miễn phí.

Đánh Giá: