Tiêu hoá ở trẻ

TRẺ SỐT & NHỮNG CÂU HỎI CỦA BÁC SĨ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý (PHẦN 1)

2021-05-18 18:43:14

Trẻ sốt là vấn đề thường gặp trong các gia đình. Bác sĩ Tú Anh sẽ hướng dẫn bố mẹ cách quan sát trẻ sốt tại nhà để biết khi nào cần đưa đi con khám ngay, đồng thời, có các thông tin chính xác để cung cấp cho bác sĩ khám.

 TRẺ SỐT & NHỮNG CÂU HỎI CỦA BÁC SĨ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý (PHẦN 1) TRẺ SỐT & NHỮNG CÂU HỎI CỦA BÁC SĨ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý (PHẦN 1)

Khi một trẻ đến khám bác sĩ, bố mẹ thường phải trả lời các câu hỏi sau:

  1. Trẻ bắt đầu sốt từ khi nào? Được bao nhiêu ngày? Cơn sốt đầu tiên của trẻ xuất hiện lúc nào trong ngày đầu tiên?
  2. Trung bình trong 24 giờ, trẻ sốt bao nhiêu lần? Bố mẹ cho trẻ dùng bao nhiêu lần hạ sốt?
  3. Bố mẹ sử dụng nhiệt kế điện tử hay thủy ngân đo cho trẻ, hay dùng tay phán đoán?
  4. Nhiệt độ mỗi lần trẻ sốt, bố mẹ đo được giao động bao nhiêu độ? Đã cộng 0.5 độ hay chưa?
  5. Bố mẹ cho trẻ hạ sốt gói bao nhiêu mg? Dùng loại thuốc nào?
  6. Khi sốt: trẻ có lừ đừ, bỏ bú, mệt mỏi, khó chịu hay vẫn chơi bình thường? Đặc biệt, khi nhiệt độ trẻ đo được trên 39 độ.
  7. Ngoài cơn sốt trẻ như thế nào? Vẫn lừ đừ, mệt mỏi, tay chân lạnh, vã mồ hôi lạnh,…
  8. Trẻ có tiền sử co giật do sốt trước đó hay không?
  9. Ngoài triệu chứng sốt, trẻ còn có dấu hiệu gì bất thường như: đi đại tiện phân lỏng, tiểu lắt nhắt, trên người có vết sưng đỏ, bỏ ăn, chảy nước miếng nhiều…?
  10. Ngoài cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ có cho trẻ dùng thêm gì hoặc sử dụng phương pháp hạ sốt nào?
  11. Xung quanh khu vực sinh sống hoặc trong nhà có ai vừa sốt xong hoặc đang bị sốt không?

Bàn luận từng câu hỏi của bác sĩ:

1. Thông thường, bố mẹ thường trả lời bác sĩ trẻ sốt 2 ngày, 3 ngày. Tuy nhiên, khi hỏi kỹ và xác định chính xác thời điểm cơn sốt đầu tiên thì thường trẻ sẽ sốt ít lại 1 ngày. Lý do, bố mẹ thường tính theo ngày tháng thông thường, còn bác sĩ tính theo giờ.

Ví dụ: trẻ sốt từ 7 giờ đêm hôm trước, đến 15 giờ hôm sau đi khám. Như vậy, trẻ sốt chưa được 24 giờ, nên chỉ mới sốt trong ngày thứ nhất.

2. Với câu hỏi số 2, bố mẹ thường trả lời là trẻ sốt liên tục, cho uống hạ sốt liên tục. Với khái niệm sốt liên tục, đó là trường hợp trẻ sốt không hạ dù có hoặc không dùng các phương pháp hạ sốt, hoặc khi đã dùng hạ sốt đủ liều mà trẻ chỉ hạ sốt dưới 3 giờ. Hỏi được diễn biến của sốt có thể định hình được chẩn đoán cho bác sĩ: sốt cao - liên tục - kém đáp ứng hạ sốt - mùa dịch sốt xuất huyết => khả năng sốt xuất huyết; sốt cao - đáp ứng hạ sốt - kèm theo một vài triệu chứng điển hình cá biệt của cơ thể => có thể xác định ngay tiêu điểm nhiễm trùng tại cơ quan nào dẫn đến sốt; sốt cao - kém đáp ứng hạ sốt - sốt có chu kỳ - có triệu chứng gợi ý toàn trạng => bệnh tự miễn, ung thư,... 

Ví dụ: trong 24 giờ, trẻ chỉ dùng 3 lần hạ sốt, như vậy khoảng cách giữa các lần trung bình là 8 giờ, đây là một trường sốt có đáp ứng tốt với hạ sốt khi bố mẹ cho bé dùng hạ sốt đủ liều. Nếu trẻ không có dấu hiệu bất thường, thì bố mẹ có thể theo dõi tại nhà 48 - 72 giờ trước khi đi khám. Thường sau 72 giờ, trẻ sẽ hết sốt.

3. Nhiều bố mẹ mặc định tối đến sờ trán con nóng là cho rằng sốt, vùng trán và vùng đầu có hệ mạch máu gần như nhiều nhất cơ thể, là nơi vận mạch và tỏa nhiệt của cơ thể. Ở trẻ em khi ngủ thì sự chuyển hóa cơ bản càng cao nên khi sờ thân trẻ sẽ thấy ấm, sờ trán hoặc đầu sẽ ấm hơn, nhưng như vậy không có nghĩa là trẻ đang sốt. Và khi sờ bằng lòng bàn tay thì cảm nhận nhiệt khi tiếp xúc da – da sẽ nóng hơn.

Cách tốt nhất xác định trẻ sốt là kẹp nhiệt, nếu không có kẹp nhiệt thì sử dụng mu bàn tay sờ các vị trí Nách – Lưng – Bụng – Bẹn – Trán, nếu thấy cảm giác nóng rát, thì khả năng là trẻ đang sốt – nên hạ sốt ngay cho trẻ. Và tốt nhất để xác định trẻ sốt là kẹp nhiệt kế, lựa chọn loại nhiệt kế nào chính xác? Bs khuyên nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân, với nhiệt kế điện tử chỉ chính xác khi mới mua về, càng về sau sẽ càng sai số, với nhiệt kế hồng ngoại tỉ lệ sai số càng cao.

Ví dụ: Bác sĩ từng khám một trẻ sốt, sờ bằng mu bàn tay nóng rực ở các vị trí nêu trên, kinh nghiệm cá nhân, bác sĩ phỏng đoán trẻ sốt trên 39 độ, người nhà không cho kẹp nhiệt kế thủy ngân – sử dụng nhiệt kế điện tử mang theo bấm ở trán cho trẻ, nhiệt độ đo được chỉ 38 độ, nếu cộng 0.5 cũng chỉ 38.5 – bác sĩ cho rằng không chính xác, yêu cầu cho đo lại. Thực tế  đo bằng thủy ngân tại phòng khám, trẻ sốt gần 40 độ, xử lý hạ sốt và lau ấm ngay cho trẻ.

Hãy tham gia group "CHĂM SÓC TRẺ KHOA HỌC" để cập nhật được nhiều kiến thức chăm sóc trẻ và nhiều món quà nho nhỏ từ bác sĩ Tú Anh.

Liên hệ Bác sĩ, Thạc sĩ Đặng Thái Tú Anh

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.