Phòng & Chữa Bệnh
Vắc-xin Covid-19: Những điều cần biết
Hiện nay, năm loại vắc-xin Covid19 được chấp thuận cho sử dụng khẩn cấp được WHO công nhận: AstraZeneca, BioNTech, Sinopharm-BBIBP, Moderna và Johnson & Johnson.
- Ai nên tiêm vắc-xin ?
- Vắc-xin COVID-19 an toàn với hầu hết người ≥ 18 tuổi, bao gồm những người có bệnh nền, bao gồm bệnh tự miễn, tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh gan, bệnh thận và bệnh phổi, cũng như các bệnh nhiễm trùng mạn tính ổn định và được kiểm soát tốt.
- Phụ nữ có thai: Hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc-xin trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc-xin nếu lợi ích hơn những rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 (ví dụ: nhân viên y tế) hoặc có các bệnh nền kèm theo làm tăng nguy cơ mắc thể nặng, có thể được tiêm chủng.
- Phụ nữ cho con bú con bú nên tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ sau khi tiêm chủng.
- Đối tượng không nên tiêm vắc xin?
- Đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc tức thì, dù không nghiêm trọng, với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin ngừa COVID-19
- Nếu xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc tức thìsau khi tiêm liều đầu tiên thì không nên tiêm liều thứ hai của
- Phản ứng dị ứng tức thì có nghĩa là phản ứng trong vòng 4 giờ kể từ khi phơi nhiễm, bao gồm các triệu chứng như phát ban, sưng tấy hoặc thở khò khè (suy hô hấp).
- Trẻ em < 12 tuổi: Chưa có đủ bằng chứng về việc an toàn và hiệu quả của vắc-xin COVID-19 ở trẻ em. Trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, trẻ em nên tiếp tục được tiêm các loại vắc-xin khác theo Chương trình tiêm chủng mở rộng
- Tác dụng phụ
- Dữ liệu trên hơn 285 triệu liều đã được tiêm ở Mỹ từ 14/12/2020 đến 24/5/2021 cho thấy vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả.
- Đối với vắc-xin AstraZeneca: Thường xuất hiện trong 1 ngày đầu tiên, chủ yếu là các tác dụng phụ nhẹ như: mệt mỏi, nhức đầu (50%), đau sưng vùng tiêm (44%), sốt nhẹ (33%), buồn nôn, ớn lạnh, … Tác dụng phụ toàn thân (mệt mỏi, nhức đầu, sốt) của vắc-xin AstraZeneca cao hơn so với vắc-xin BioNTech (33% so với 13%), tuy nhiên tác dụng phụ tại chỗ (đau, sưng vùng tiêm) lại thấp hơn so với vắc-xin BioNTech (58% so với 71%). Nếu gặp tác dụng phụ sau tiêm bạn có thể uống paracetamol 500mg 1 viên, để hạ sốt hoặc giảm đau.
- Huyết khối giảm tiểu cầu quan sát thấy ở nhóm tiêm vắc-xin Johnson & Johnson với tỉ lệ rất thấp 32 trường hợp/10,2 triệu liều. Đánh giá về lợi ích và tiềm năng của vắc-xin Johnson & Johnson là vượt trội so với rủi ro tiềm ẩn của vắc-xin này, vì vậy vẫn nên tiêm ở những người được khuyến nghị.
- Sốc phản vệ sau khi tiêm ngừa COVID-19 là hiếmvà xảy ra với tỉ lệ khoảng từ 2-5/1 triệu người đã được chủng ngừa tại Hoa Kỳ
- Tỉ lệ tử vong khoảng 0,0017% người trong số những người đã tiêm vắc-xin COVID-19 chủ yếu liên quan đến tác dụng phụ huyết khối giảm tiểu cầu.
- Hiệu quả bảo vệ
- Tất cả các loại vắc-xin COVID-19 đều rất hiệu quảtrong việc phòng ngừa COVID-19. Tuy nhiên đã được tiêm phòng đầy đủ vẫn có thể mắc bệnh do không có vắc-xin nào có hiệu quả 100%.
- Tiêm chủng là một công cụ quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch COVID-19 do tạo ra miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng được hiểu là nếu bạn được tiêm vắc xin, không những bạn có miễn dịch phòng bệnh mà những người thân, gia đình, bạn bè xung quanh bạn cũng được hưởng lợi. Đặc biệt là nhóm người có hệ miễn dịch yếu (người già, trẻ nhỏ, có bệnh lý nền, ...) hoặc những người không thể tiêm vắc xin. Khi những người xung quanh được tiêm chủng càng nhiều, thì những người không được vắc-xin bảo vệ càng ít có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy tiêm vắc-xin không chỉ bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ những người trong cộng đồng không có khả năng tiêm chủng. Nếu có thể, hãy tiêm phòng.
- Sau khi bạn đã được tiêm phòng, hãy tiếp tục tuân thủ 5K
- Mặc dù vắc-xin COVID-19 làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do Covid-19, hiệu quả bảo vệ không phải tuyệt đối 100%, bạn vẫn có thể bị mắc Covid-19 mức độ nhẹ hoặc không triệu chứng và vẫn có thể lây cho người khác. Vì vậy, sau khi được tiêm phòng vẫn cần tuân thủ 5K theo khuyến cáo của bộ Y tế
0 bình luận