Phòng & Chữa Bệnh

Xử lý thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm trong mùa dịch?

2021-09-18 02:19:53

Mùa dịch, nhiều người dành thời gian rảnh rỗi để vào bếp chế biến các món ăn độc đáo, mới lạ. Tuy nhiên, điều này có thể vô tình dẫn tới một căn bệnh không mong muốn, đó là ngộ độc thực phẩm. Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện tại, việc đến bệnh viện là rất khó khăn. Do đó, hãy cùng tìm hiểu về cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm trong mùa dịch để tránh gặp nguy hiểm đến sức khỏe nhé.

Xử lý thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm trong mùa dịch? Xử lý thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm trong mùa dịch?

Các dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

 

Thông thường, ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện khi người bệnh ăn phải các món ăn độc hại, không đảm bảo, không được chế biến kỹ… Một trong những triệu chứng điển hình và thường thấy nhất ở người bị trúng thực là đau bụng dữ dội và tiêu chảy nhiều lần. Ở các mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu khác như đầy hơi, chướng bụng hay bụng sôi ùng ục, nôn ói nghiêm trọng…

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ sau ăn, thậm chí cũng có thể từ 1-2 ngày sau khi hệ tiêu hóa tiêu thụ hết thực phẩm. Dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn được gọi là ngộ độc cấp tính. Thông thường sẽ phát tác sau khoảng 1 hoặc 2 giờ sau khi ăn. Nếu ngộ độc nhẹ có thể gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh thần cho người mắc bệnh, còn nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Dạng ngộ độc không phát tác ngay sau khi ăn và không có dấu hiệu rõ là là ngộ độc mãn tính. Dạng ngộ độc này sẽ nguy hiểm hơn nhiều vì các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác. Vì vậy, để tự bảo vệ bản thân mình và người xung quanh khỏi ngộ độc thức ăn việc trang bị một số kiến thức quan trọng về bệnh các bước sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp là việc làm vô cùng cần thiết.

Biến chứng nguy hiểm của ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là căn bệnh phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu không có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn thần kinh: Khi gặp biến chứng này, người bệnh sẽ bị khó khăn về mắt, miệng như mắt mờ hay nói khó, nói ngọng; số khác có thể bị bị tê liệt cơ, hay gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.

Rối loạn tim mạch với một số bệnh như tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Đi ngoài ra máu và chất nhầy lạ, đau bụng dữ dội và đau ở các vị trí khác như đau cổ, đau họng, đau ngực.

Sức đề kháng giảm sút: Độc tố gây suy giảm đề kháng nghiêm trọng, có thể nghiêm trọng hơn ở trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi hoặc người đang sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch, người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý về nội tạng,…

 

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

 

Khi bị ngộ độc thực phẩm, có thể áp dụng một số cách sơ cứu khẩn cấp.

Khi có triệu chứng nôn mửa ngay sau khi ăn, hoặc những người bệnh còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc nặng, cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích để nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể gây nôn bằng cách dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn. Tuy nhiên cần kích nôn cẩn thận để tránh tổn thương vùng họng và tránh trào ngược vào phổi.

Khi nôn và bị tiêu chảy nhiều lần, người bị ngộ độc thực phẩm dễ gặp tình trạng mất nước, do đó cần cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch điện giải được pha theo chỉ dẫn trên bao bì.  

Với trường hợp ngộ độc thức ăn xảy ra sau khi ăn 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, có thể xử trí bằng một số chất như chất trung hòa nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm, chất bảo vệ niêm mạc dạ dày để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột; chất kết tủa nếu bị ngộ độc kim loại; chất giải độc với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… Những trường hợp này cần đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

Ngộ độc thực phẩm tuy có vẻ là căn bệnh bình thường nhưng rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cũng như các biến chứng nguy hiểm, mỗi người cần chọn lựa thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm đúng cách, giữ vệ sinh trong khi chế biến và ăn uống hợp vệ sinh bằng nguyên tắc ăn chín uống sôi. Hãy tự bảo vệ bản thân và gia đình để có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

 

Tdoctor là ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam ra đời với mục đích kết nối các bác sĩ chuyên gia hàng đầu với những bệnh nhân trên toàn quốc bằng 2 hình thức đó là đăng ký khám bệnh online từ xa qua video và hỏi đáp bác sĩ miễn phí.

Với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một dịch vụ tốt nhất khi bạn lựa chọn Tdoctor.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.