• Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn,

    Theo như bạn trao đổi thì chúng ta khảng định luôn là cụ đang bị viêm phổi hay nhiễm khuẩn huyết gì đó . Với tình trạng này thì thật là nan giải. Chúng ta không thể cứ nói là những thời gian trước khỏe mạnh nhưng với cơ địa tuổi cao , các cơ quan trong cơ thể hoạt động không như thời trẻ tuổi. Khi đã bị bệnh khả năng miễn dịch suy giảm sự cân bằng về nội mô, các yếu tố sinh lý, sinh hóa đều giảm nên khả năng chống đỡ bệnh tật sã kém.Vấn đè bạn muốn là điều trị cụ ở đâu hay chỗ nào tốt hơn thì phải nói là : Bệnh viện Trung Ương Huế là một trong những cơ sở y tế có khả năng chuyên môn rất cao ngang với Hà Nội hay Hồ Chí Minh .v.v. nếu đi trong nước thì cũng như vậy mà những bệnh nhân nặng, đặc biệt thường được hội chẩn trên mạng bạn ạ. Còn đi nước ngoài thì liệu có hãng hàng không nào chuyên chở hay không? Cho nên bạn hãy yên tâm để cụ điều trị tại Huế là được . Tất nhiên quyền quyết định là ở bạn.

    Mong cụ chóng bình phục.
    Chào bạn,

    Theo như bạn trao đổi thì chúng ta khảng định luôn là cụ đang bị viêm phổi hay nhiễm khuẩn huyết gì đó . Với tình trạng này thì thật là nan giải. Chúng ta... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn!

    Khi mang thai nội tiết thay đổi, bên cạnh đấy khi mang thai thường mệt mỏi và việc chăm sóc cho bản thân thường không được tốt vì vậy hay bị viêm lợi. Và chữa viêm lợi đòi hỏi bệnh nhân phải làm theo đúng hướng dẫn của của bác sĩ, lưu ý một điều tất cả các loại thuốc chỉ có tác dụng tạm thời mà không thể hết được viêm lợi. Điều trị quan trọng nhất của điều trị viêm lợi là phải thay đổi lại cách đánh răng, phải thực hiện đánh răng đúng cách và xin nhắc lại chỉ có đánh răng đúng cách mới chữa được viêm lợi và không có bất kỳ loại thuốc nào cho đến nay có thể chữa triệt để được viêm lợi ngoài thay đổi cách đánh răng.

    Thân mến!
    Chào bạn!

    Khi mang thai nội tiết thay đổi, bên cạnh đấy khi mang thai thường mệt mỏi và việc chăm sóc cho bản thân thường không được tốt vì vậy hay bị viêm lợi. Và... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn.

    Như vậy là con bạn bị thông liên nhĩ có lỗ thông lớn và có hậu quả của sự thông liên nhĩ. Bạn nên đưa bé đi phẫu thuật. Hiện tại ở Việt nam đã thực hiện tốt việc bít dù thông liên nhĩ, không phải mổ tim hở(mổ ở lồng ngực) mà các bác sĩ sẽ luồn ống từ bẹn lên đến tận lỗ hở của vách tim và thả cục bít vào đúng chỗ thông (nên gọi là bít dù).

    Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
    Chào bạn.

    Như vậy là con bạn bị thông liên nhĩ có lỗ thông lớn và có hậu quả của sự thông liên nhĩ. Bạn nên đưa bé đi phẫu thuật. Hiện tại ở Việt nam đã thực... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn
    Theo lời bạn kể thì tôi nghĩ bé không phải là u máu phẳng, có thể là một loại dị dạng mạch máu động mạch hoặc tĩnh mạch. Nếu dùng pp thoa Timolol thường hiệu quả không cao.
    Ngoài thoa thuốc, còn nhiều pp điều trị khác như tiêm xơ, phẫu thuật, laser. Trong đó pp laser là ít xâm lấn, ít để lại di chứng, thẩm mỹ đẹp nhất, tuy nhiên sẽ tốn kém hơn, khoảng 1 triệu 6/ mỗi 2 tháng.
    Bạn có thể cho bé qua phòng khám A11 sáng thứ tư hàng tuần ở bv NĐ1, tôi sẽ khám và tư vấn rõ hơn.
    Nếu bướu máu không điều trị hoặc để lâu, di chứng xấu nhất là sẹo hoặc bướu loét, còn thông thường sẽ chẳng hại gì ngoài thẩm mỹ.

    Một số bướu máu điều trị sớm sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ cao. Tuy nhiên với dị dạng mạch máu thì khác, khó điều trị hơn, thẩm mỹ cũng chưa được cao.
    Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết tôi chia sẻ trên web fb.com/buoumau để hiểu thêm hướng điều trị cho con mình.

    Thân mến!
    Chào bạn
    Theo lời bạn kể thì tôi nghĩ bé không phải là u máu phẳng, có thể là một loại dị dạng mạch máu động mạch hoặc tĩnh mạch. Nếu dùng pp thoa Timolol thường... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn. Trước hết con bạn đã được chẩn đoán xác định là Thalassemia chưa? Nếu đã được xác định là Thalassemia (tan máu tự miễn) thì đúng là như bạn nói, sau khi HC bị vỡ sẽ giải phóng Fe, làm tăng ứ đọng Fe trong cơ thể, do đó việc điều trị Thalassemia còn phải kèm theo việc tăng đào thải Fe). Vì vậy bạn nên trao đổi lại với bác sĩ chỉ định xét nghiệm cho bạn xem có nên XN lại không? Và sau đó bạn phản hồi lại cho chúng tôi biết là bạn đã được làm những XN gì, kết quả cụ thể như thế nào nhé?
    Chào bạn!
    Chào bạn. Trước hết con bạn đã được chẩn đoán xác định là Thalassemia chưa? Nếu đã được xác định là Thalassemia (tan máu tự miễn) thì đúng là như bạn nói, sau khi HC... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn.

    Với trường hợp của con bạn khi bị tăng động mạch phổi nặng thì bác sĩ rất khó tư vấn vì không trực tiếp thăm khám cho bạn. Do vậy, bạn nên đưa cháu đi khám, làm kiểm tra để khi đó bác sĩ sẽ có những lời khuyên cho bạn về cách chữa trị cho bé bạn nhé.

    Chúc bé mau khỏe. Thân ái.
    Chào bạn.

    Với trường hợp của con bạn khi bị tăng động mạch phổi nặng thì bác sĩ rất khó tư vấn vì không trực tiếp thăm khám cho bạn. Do vậy, bạn nên đưa cháu đi... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn.

    Triệu chứng mà bạn mô tả là bệnh nhân có thể bị cơn đau thắt ngực ổn định

    Đau thắt ngực ổn định là tình trạng không có những diễn biến nặng lên bất ổn của cơn đau thắt ngực trong vòng vài tuần gần đây. Với đau thắt ngực ổn định thì tình trạng lâm sàng thường ổn định, cơn đau thắt ngực ngắn, xảy ra khi gắng sức, đỡ khi nghỉ và đáp ứng tốt với Nitrates. Đau thắt ngực ổn định thường liên quan đến sự ổn định của mảng xơ vữa.

    Xem: http://www.dieutri.vn/thuchanhtimmach/25-3-2013/S3660/Con-dau-that-nguc-on-dinh-trong-thuc-hanh-tim-mach.htm.

    Bạn an tâm không nên lo lắng gì nhiều , tuy bệnh có thể là phức tạp, điều trị đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng không phải là tình trạng nguy kịch , không có biện pháp chữa hữu hiệu

    Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe
    Chào bạn.

    Triệu chứng mà bạn mô tả là bệnh nhân có thể bị cơn đau thắt ngực ổn định

    Đau thắt ngực ổn định là tình trạng không có những diễn biến nặng lên... Xem thêm

Trả lời

Thưa bác sĩ, cháu gái ruột của tôi năm nay 10 tuổi, đang học lớp 5 tại Lạng sơn. Cháu học giỏi, ham học, ngoan ngoãn. Ở lớp cháu là lớp phó học tập, năng nổ trong các hoạt động phong trào, học sinh giỏi xuất sắc từ năm lớp 1 đến lớp 4. Nhưng được gần 1 năm nay, cháu gái tôi bỗng mệt mỏi ốm ...sau 1 tuần có dấu hiệu đi học đến cổng trường là không muốn đi vào lớp nữa.... mặc dù cháu vẫn tự học tập ở nhà, buổi sáng đi học rất phấn khích, nhưng cứ chỉ cần đến cổng trường là cháu run bần bật, mặt đỏ mắt đỏ rực... rồi không chịu vào lớp nữa,,, cháu bảo sợ...hỏi sợ gì thì cháu bảo ko biết nhưng khác có cảm giác rất sợ, lạnh... rồi đỉnh điểm cháu đi học đc 2 hôm thì khi đang ngồi trong lớp cháu văng vẳng tiếng nói bên tai "phải nhận quyển sách chữ nho, 1 lộp bút lông, 1 cây kiếm, nếu không thì sau 30p sẽ bị giết"... rồi cháu lao ra cử để nhận cây kiếm.... lát sau cháu nhìn qua bãi cây tre bên kia núi lại chỉ có khoảng 5 người bị treo dây thừng trên ngọn tre............Gia đình đã đưa cháu đi kiểm tra ở bệnh viện bạch mai và viện thần kinh trung ương có chụp chiếu như: điện não đồ, cộng hưởng từ phần đầu, test IQ... nhưng bác sĩ kết luận cháu không bị bệnh gì. Gia đình rất hoang mang vì khi cháu ở nhà hoặc đi chơi không hề có những biểu hiện như vậy, cháu rất hoạt bát, rất muốn đi học. Nhưng hễ cứ đi học là bị đau bụng, bị mờ mắt, không chịu vào lớp học, đến khi về nhà hỏi cháu sao lại về ? cháu chỉ bảo không biết vừa sảy ra việc gì ???? gia đình tôi đi vào ngõ cụt rồi, không biết cháu bị bệnh gì ? chữa trị ra sao ? vì vậy khi lên mạng tìm hiểu tôi thấy trang mục này rất hay, biết đâu Bác sỹ có thể chỉ giúp gia đình tôi phải làm như thế nào? chi phí tốn kém thế nào gia đình cũng chấp nhận để cháu chữa trị khỏi bệnh thôi ạ. Bác sĩ ơi! Bác sĩ hãy cứu lấy cháu gái tôi ạ!
Thưa bác sĩ, cháu gái ruột của tôi năm nay 10 tuổi, đang học lớp 5 tại Lạng sơn. Cháu học giỏi, ham học, ngoan ngoãn. Ở lớp cháu là lớp phó học tập, năng nổ trong các... Xem thêm
  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn!
    Cháu gái bạn đã được 10 tuổi, đây là độ tuổi ở giai đoạn tiền dậy thì, giai đoạn này có nhiều biến đổi về thể chất cũng như tâm sinh lý. Cháu được gia đình cho đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch mai (nhưng không cho biết là cháu đã khám ở chuyên khoa nào) và viện thần kinh trung ương, đã làm các xét nghiệm có liên quan đến chuyên khoa thần kinh… và kết luận cháu không bị bệnh gì. Khi về nhà cháu có các biểu hiện như: “ khi cháu ở nhà hoặc đi chơi không hề có những biểu hiện như vậy, cháu rất hoạt bát, rất muốn đi học. Nhưng hễ cứ đi học là bị đau bụng, bị mờ mắt, không chịu vào lớp học, đến khi về nhà hỏi cháu sao lại về ? cháu chỉ bảo không biết vừa sảy ra việc gì ????”. Tóm lại tất cả những biểu hiện bất thường của cháu đều có liên quan đến trường học mà cháu đang theo học. Những biểu hiện này có nhiều khả năng là trạng thái tâm lý Stress và phản ứng của cháu với căng thẳng đó. Gia đình đã tìm hiểu những hoạt động của cháu ở trường thế nào rồi như: Sự ganh ghét đố kỵ trong học tập, quan hệ bạn bè cùng giới hay khác giới, áp lực trong học tập, đặc biệt hiện tượng bạo lực học đường về cả thể chất và tinh thần hay sự đe dọa của thế lực nào đó trực tiếp hay gián tiếp( qua trang mạng xã hội) đến với cháu… hoặc ở gia đình với sự cưng chiều cháu thái quá…những vấn đề này đều là những nguyên nhân gây stress đối với cháu.
    Stress là là phản ứng trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất cũng như tinh thần.
    1. Khái niệm chung về căng thẳng( Strees) bao gồm 2 khía cạnh:
    + Tình huống căng thẳng chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra căng thẳng (tiếng Anh còn gọi là stressor): đó là những tác nhân vật lý, hoá học, tâm lý, xã hội.
    + Đáp ứng với căng thẳng dùng để chỉ trạng thái phản ứng với căng thẳng, bao gồm phản ứng sinh lý và tâm lý không đặc hiệu và định hình. Các nhà nghiên cứu về căng thẳng đã chia làm 3 loại hình căng thẳng:
    – Căng thẳng sinh lý: ứng với hiện tượng thần kinh thể dịch và cơ quan nội tạng.
    – Căng thẳng tâm lý: Sự đánh giá chủ quan về một hoàn cảnh trong một thời điểm nhất định, ứng với đặc tính cảm xúc vốn có của cá thể đó.
    – Căng thẳng xã hội: tương ứng với sự tan vỡ, khủng khoảng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hoặc một tổ chức, hoặc một thể chế xã hội, sự thay đổi trong cuộc sống của mỗi cá nhân (chuyển chỗ ở, mất tiền của, bệnh tật, thiên tai…), những mâu thuẫn và áp lực của cuộc sống…
    Khi đứng trước một tình huống căng thẳng, bình thường cơ thể chúng ta phản ứng lại bằng giai đoạn báo động và giai đoạn chống đỡ.
    2. Biện pháp giải quyết: Gia đình cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây ra biểu hiện bất thường của cháu. Từ đó có những biện pháp hỗ trợ cháu trong việc giải tỏa trạng thái tâm lý bằng liệu pháp tâm lý.
    + Tâm lý liệu pháp đóng vai trò quyết định trong điều trị phản ứng stress cấp. Trước hết phải cô lập được stress. Bệnh nhân cần được đưa ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lý càng sớm càng tốt. Khi thoát ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lý thì hầu hết bệnh nhân dần trở về trạng thái tâm lý bình thường. Tình trạng lo âu, hốt hoảng, phân ly sẽ giảm đi.(Bạn có thể xin chuyển trường học cho cháu hoặc cho cháu đến sinh hoạt và học tập ở địa điểm khác như nhà anh em chú bác có bé cùng độ tuổi cùng cháu đến trường thì càng tốt).
    + Các thành viên trong gia đình cần giữ vững tình trạng tâm lý cho bệnh nhân. Động viên an ủi bệnh nhân để bệnh nhân nhận thấy rằng nguy hiểm đã qua, giúp họ thư giãn, hướng dẫn cách tập thở chậm rãi để giảm bớt các triệu chứng khó chịu về cơ thể.
    + Tránh gợi lại các khía cạnh của chấn thương tâm lý một cách bừa bãi để bệnh nhân không phải sống lại các ký ức đau buồn của chấn thương tâm lý.
    + Liệu pháp tâm lý cá nhân có thể áp dụng. Nhìn chung trong giai đoạn này bệnh nhân thường cần có người bên cạnh, động viên giúp đỡ họ lấy lại thăng bằng trong cuộc sống.
    + Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, thực hiện các liệu pháp thư giãn. Tập luyện các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, cầu lông… Nên tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ giúp bệnh nhân có điều kiện hòa nhập với xã hội.
    Nếu áp dụng các biện pháp trên trong vòng một tháng mà những biểu hiện của cháu không giảm thì bạn nên đưa cháu đến khám tại cơ sở y tế có uy tín chuyên khoa tâm thần hoặc trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai Hà nội, các bác sỹ sẽ khám và có hướng cụ thể chữa trị cho cháu.
    Xem thêm: http://www.tuvankhoe.com/suc-khoe/stress-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-chua-benh-stress.html
    Hy vọng thông tin trên giúp ích cho bạn.
    Chúc bạn sức khỏe, cháu mau lành bệnh và trở thành con ngoan trò giỏi.
    Chào bạn!
    Cháu gái bạn đã được 10 tuổi, đây là độ tuổi ở giai đoạn tiền dậy thì, giai đoạn này có nhiều biến đổi về thể chất cũng như tâm sinh lý. Cháu được... Xem thêm

Trả lời

Chào bác sĩ

Bác sĩ cho em hỏi con trai em lúc cháu được 11 tháng có bị ngã trên ghế xuống sân bê tông, sau đó khoảng 15 phút cháu bị co giật phải đưa đi cấp cứu trên viện Nhi Hà Nội nhưng lên đến nơi thì cháu không bị co giật nữa, và chỉ nằm viện 2 ngày rồi về. Các bác sĩ bảo về theo dõi và 1 tháng sau đi khám lại, khi đi khám lại các bác sĩ cho con em làm điện não đồ và chẩn đoán bị động kinh, và cho thuốc chữa trị nhưng em cho cháu về tuyến tỉnh kiểm tra thì bác sĩ lại bảo không phải động kinh, và bảo điện não đồ không nói chính xác được là có bị bệnh động kinh hay không mà phải theo dõi cả biểu hiện lâm sàng nữa. Từ đó đến nay cũng gần 1 năm cháu mới sốt và có triệu chứng hoang tưởng là con rắn ở chân của cháu và thỉnh thoảng 3 phút lại giật mình 1 lần, bị khoảng 30 phút/lần, ngày bị khoảng 2 lần nhưng rõ nhất là lúc buổi tối, cháu bị đến hôm qua là hôm thứ 3 rồi, mắt ngủ say nhưng không không khép chặt. Bác sĩ cho em xin lời khuyên với ạ.

Em xin chân thành cảm ơn!
Chào bác sĩ

Bác sĩ cho em hỏi con trai em lúc cháu được 11 tháng có bị ngã trên ghế xuống sân bê tông, sau đó khoảng 15 phút cháu bị co giật phải đưa đi cấp cứu trên... Xem thêm
  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn!

    Chẩn đoán xác định động kinh cần dựa vào các tiêu chí sau:

    Lâm sàng.

    Các cơn có tính định hình, cơn ngắn, lặp lại nhiều lần
    Rối loạn các chức năng thần kinh (vận động, cảm giác).
    Rối loạn ý thức trong cơn (trừ cơn cục bộ đơn giản).
    Sau cơn hồi phục nhanh.
    Các xét nghiệm cận lâm sàng:

    Công thức máu, chức năng gan, đường máu, điện giải đồ, Calci.
    Điện não đồ: có sóng đặc hiệu của các thể co giật.
    Chụp cộng hưởng từ não (MRI) để tìm lí do
    Tuy nhiên, theo bạn mô tả thì bé có triệu chứng hoang tưởng tức là tưởng tượng ra có con rắn ở chân. Hoang tưởng không phải là dấu hiệu thường gặp ở động kinh mà hay gặp ở bệnh lý tâm thần khác như tâm thần phân liệt…Bạn nên đưa con đi khám lại tại viện Nhi trung ương để xác định chính xác và có hướng chữa trị sớm cho bé.

    Chúc gia đình bạn sức khỏe!
    Chào bạn!

    Chẩn đoán xác định động kinh cần dựa vào các tiêu chí sau:

    Lâm sàng.

    Các cơn có tính định hình, cơn ngắn, lặp lại nhiều lần
    Rối loạn các chức năng... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn!

    Điều trị u cơ ức đòn chũm ở bé 4 tháng tuổi chủ yếu là tập vật lý trị liệu. Vì vậy, bạn nên tiếp tục cho bé tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn rồi tái khám lại.

    Còn vấn đề ngực của bé bạn cũng nên đưa bé đi gặp bác sĩ, qua thăm khám bác sĩ mới biết được nguyên nhân, nếu cần bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để có chẩn đoán xác định.

    Thân ái!
    Chào bạn!

    Điều trị u cơ ức đòn chũm ở bé 4 tháng tuổi chủ yếu là tập vật lý trị liệu. Vì vậy, bạn nên tiếp tục cho bé tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn... Xem thêm

Trả lời

Dạ cho cháu hỏi bác sĩ về bệnh của bé nhà cháu ạ. Thưa bác sĩ bé nhà cháu được 18 tháng ạ. Trước đây bé bị viêm da cơ địa, đi khám ở viện da liễu, bác sĩ cho thuốc và bé đã khỏi, tuy nhiên vẫn còn một nốt ở dưới mi mắt phải. Cháu thấy cái nốt đó lặn được một thời gian lại nổi lên. Cháu bôi thuốc và cây lô hội thấy nốt đó lặn xuống nhưng không bao lâu nốt đó lại nổi. Hôm rồi cháu đưa bé ra bệnh viện huyện xét nghiệm kết quả là u nhầy. Họ cho thuốc uống nhưng cháu thấy vẫn không đỡ nên cháu đưa bé ra Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh. Bác sĩ siêu âm là u bã đậu và nói phải đợi bé 4-5 tuổi mới tiến hành phẫu thuật được. Hôm qua cháu đã đưa bé ra Bệnh viện nhi TW. Ra đó xét nghiệm kết quả là u xơ. Bác sĩ bảo phẫu thuật nhưng phải chờ bé khỏi viêm họng và chi phí phẫu thuật là trên dưới 8 triệu. Thưa bác sĩ cho cháu hỏi có bệnh viện nào chi phí phẫu thuật thấp hơn nhưng đảm bảo không ạ vì nhà cháu thực sự rất hoàn cảnh, chỉ có 2 mẹ con, cháu lại là giáo viên mầm non lương rất thấp. Vì thế cháu rất mong bác sĩ giúp đỡ 2 mẹ con cháu. Cháu xin cảm ơn bác sĩ ạ.
Dạ cho cháu hỏi bác sĩ về bệnh của bé nhà cháu ạ. Thưa bác sĩ bé nhà cháu được 18 tháng ạ. Trước đây bé bị viêm da cơ địa, đi khám ở viện da liễu, bác sĩ cho thuốc... Xem thêm
  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn.

    Cần phải qua xét nghiệm giải phẫu bệnh mới biết chính xác u gì từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Nếu là u bã đậu, u nhầy đều phải đến chuyên khoa răng hàm mặt cắt thì mới đẹp. Bệnh của cháu bé thuộc chuyên ngành của răng hàm mặt, không phải da liễu. Thông thường là trẻ con thì sẽ gặp u bã đậu. Bạn có thể gửi ảnh chụp thẳng và chụp nghiêng chỗ tổn thương của bé để tôi có thể xem thêm. Những u bã đậu cũng có hướng điều trị đơn giản, có thể đến trung tâm phòng khám khác. Đối với bệnh u bã đậu thì bệnh nhân không được ăn các loại trứng.

    Chúc hai mẹ con bạn sức khỏe.
    Chào bạn.

    Cần phải qua xét nghiệm giải phẫu bệnh mới biết chính xác u gì từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Nếu là u bã đậu, u nhầy đều phải đến chuyên... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào anh,
    Nếu anh muốn tầm soát ung thư phổi thì trước nhất anh phải được chụp CT ngực có cản quang, nếu có vấn đề bác sĩ sẽ đề nghị anh nội soi phế quản thám sát. Theo tôi, tốt nhất anh nên khám tại BV Phạm Ngọc Thạch hoặc BV Đại học Y Dược.
    Chúc anh mau khỏe !
    Chào anh,
    Nếu anh muốn tầm soát ung thư phổi thì trước nhất anh phải được chụp CT ngực có cản quang, nếu có vấn đề bác sĩ sẽ đề nghị anh nội soi phế quản thám... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Bạn Thương thân mến.

    Trường hợp của bạn tôi xin tóm tắt lại như sau để dễ phân tích. Bạn có 3 vấn đề như sau:
    1. Bạn có khoảng trống ở vùng răng trước hàm dưới, bác sĩ khuyên làm răng sứ nhưng bạn sợ ảnh hưởng răng thật.
    2. Bạn có 1 mầm răng không hoàn chỉnh bên dưới.
    3. Các răng còn lại bị thừa, không đều.
    Về vấn đề khoảng trống ở vùng răng trước kết hợp với việc các răng còn lại không đều, không đẹp, nếu bạn muốn một hàm răng được "sửa sang" lại toàn diện thì tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để chỉnh hình răng. Việc chỉnh hình răng có thể tốn thời gian nhưng xét lứa tuổi của bạn còn trẻ, 19 tuổi, vẫn có thể làm được. Sau khi đã chỉnh hình răng xong, tùy theo khoảng trống còn lại bao nhiêu mới tính toán tới bước tiếp theo để đóng kín khoảng hở bằng phương pháp nào.
    Nếu bạn chỉ cần lấp kín khoảng trống này, các răng còn lại để nguyên như vậy thì ta có 2 cách:
    - Làm cầu răng sứ:
    Với phương pháp này thì bạn sẽ phải mài 2 răng 2 bên để đúc thành 1 khối liền 3 răng gắn dính cố định. Dĩ nhiên việc mài răng thật thường gây ra tâm lý lo ngại cho bệnh nhân, nhưng đây là phương pháp phổ biến và dễ áp dụng nhất, giá cả lại chấp nhận được.
    Việc mài răng thật cũng không phải là làm răng hư hoàn toàn vì sau khi mài nhỏ lại, 2 răng bên cạnh khoảng mất răng sẽ được bọc lại bằng 1 lớp vật liệu rất cứng chắc đúc liền khối cùng với răng giả ở giữa. Bạn có thể tưởng tượng việc này như đội 1 cái nón vừa khít lên răng đã mài nhỏ vậy. Vì vậy phần thân răng sẽ hoàn toàn không tiếp xúc với môi trường miệng bên ngoài mà được che kín hoàn toàn bên trong răng sứ.
    Tuy nhiên việc mài răng có khuyết điểm là có thể bị lộ tủy, dẫn đến phải lấy tủy. Tuy nhiên sau khi lấy tủy xong thì răng đã được bảo vệ bên ngoài rồi nên cũng không ảnh hưởng gì lắm (dĩ nhiên là với điều kiện mọi công việc điều trị đều phải được thực hiện đúng, chính xác).
    - Cắm implant:
    Trong trường hợp này, bạn phải đi chụp CT-scan để xác định xem khoảng trống có đủ điều kiện để cắm implant hay không về kích thước ngoài trong, chiều cao, chất lượng xương, có liên quan cấu trúc giải phẫu quan trọng nào không...
    Cắm implant tức là cắm 1 chân răng giả (implant) trong xương hàm rồi làm thân răng giả bên trên, như vậy thì thân răng giả có thể tự đứng một mình mà không cần được giữ bằng 2 răng bên cạnh.
    Nếu bạn đủ điều kiện để cắm implant thì bạn sẽ phải nhổ lấy mầm răng bên dưới ra trước rồi mới cắm implant được. Chi phí cho công việc điều trị này thì khá cao do giá thành của 1 implant khá cao. Tùy theo mỗi nơi sẽ có mức giá cụ thể cho bạn nhưng đa phần thường quanh quẩn ở mức 1000$ cho một implant. Với phương pháp này thì bạn không cần lo ngại làm hư hại các răng khác, bù lại, chi phí có thể là vấn đề cần suy nghĩ.

    Thân chào bạn!
    Bạn Thương thân mến.

    Trường hợp của bạn tôi xin tóm tắt lại như sau để dễ phân tích. Bạn có 3 vấn đề như sau:
    1. Bạn có khoảng trống ở vùng răng trước hàm... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào anh/chị.

    Trước tiên,Bacsiviet cảm ơn anh/ chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của Bacsiviet. Bacsi có nhận được câu hỏi của anh/chị liên quan đến dịch vụ cạo vôi răng nên Bacsiviet đã liên hệ với cơ sở y tế liên quan để tìm câu trả lời. Theo như thông tin Bacsiviet tìm được thì chi phí cạo vôi răng dao động từ 150.000 - 400.000 Hi vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho anh/chị.

    Chúc anh/chị sức khỏe.
    Chào anh/chị.

    Trước tiên,Bacsiviet cảm ơn anh/ chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của Bacsiviet. Bacsi có nhận được câu hỏi của... Xem thêm

Trả lời

thưa bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi, hiện đang là sinh viên. Cháu có đi đá bóng và bị chấn thương. Khi ngã tiếp xúc mặt đất thì đầu gối trái tạo 1 góc gần vuông góc với mặt đất. Kể từ khi chấn thương đến nay cũng được hơn 1 năm.
Thời điểm 1 năm qua thì đầu gối cháu có biểu hiện lạo xạo, lỏng đầu gối. Không có biểu hiện sưng nhiều.
Cháu mới đi khám và chụp MRI hồi đầu năm 2016 thì bác sĩ có chẩn đoán như ảnh cháu gửi. Tầm 1 tháng trở lại đây do hoạt động mạnh, đá bóng liên tục nên đầu gối cháu bắt đầu sưng to hơn, và cảm giác căng cứng mỗi khi gập đầu gối, đau khớp gối trái mỗi khi gập hoặc lên cầu thang (Vùng khoanh đỏ).
Cháu có đi khám lại và chọc hút dịch hồi tháng 11/2016 nhưng dịch hút ra không đáng kể (khoảng 10ml trong khi đó siêu âm cho thấy lớp dịch dày 12mm). Đến nay khớp gối vẫn sưng và vẫn có dấu hiệu đau khi gập đầu gối hoặc leo cầu thang.
xin bác sĩ cho cháu hỏi là bệnh cháu có thể chữa triệt để không và chữa trong bao lâu ạ?
Cháu xin cảm ơn bác sĩ
thưa bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi, hiện đang là sinh viên. Cháu có đi đá bóng và bị chấn thương. Khi ngã tiếp xúc mặt đất thì đầu gối trái tạo 1 góc gần vuông góc với... Xem thêm
  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn,

    Trước hết tôi khuyên bạn hãy giữ cố gắng đừng để chấn thương hay hoạt động manh đầu gối. Vì có thể gây bệnh tình nặng hơn. Bệnh của bạn có thể sẽ cần phẫu thuật để giải quyết dứt điểm. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các bs thăm khám trực tiếp cho bạn.

    Chúc bạn mau khỏe,
    Chào bạn,

    Trước hết tôi khuyên bạn hãy giữ cố gắng đừng để chấn thương hay hoạt động manh đầu gối. Vì có thể gây bệnh tình nặng hơn. Bệnh của bạn có thể sẽ... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn!

    Chấn thương khớp gối, bị tụ dịch tức là chấn thương dập nát tạo thành một khoang ảo nằm giữa các mô cơ hoặc giữa bao khớp và dưới da. Khoang này là khoang ảo nhưng chứa các dịch tiết dịch viêm và luôn luôn được bổ xung thêm trong quá trình vận động cọ sát vào nhau. Cho nên, việc chọc hút dịch là phải hút thật triệt để, hai mặt của khoang ảo này giáp chặt vào nhau dính liền lại không còn khoang ảo nữa thì mới hết dịch. Khi chọc dịch rồi ngoài việc hút thật hết ra còn phải băng ép chặt và ngừng vận động khớp gối thời gian khoảng 5-7 ngày. Vì vậy, thường thì có dịch trở lại do không thực hiện tốt 2 việc trên. Nếu tái lại chọc hút nhiều lần không khỏi thì chỉ cần chích tháo dịch có dẫn lưu, băng ép để dẫn lưu vài ba ngày dịch chảy ra hết và không còn khoang ảo nữa là khỏi. Mọi người bảo hút xong một thời gian lại bị lại là vì lý do trên, còn nếu đi bó thuốc lá ngay từ đầu thì khỏi hẳn còn đã hút rồi thì không được nữa là sai. Nếu như chấn thương tạo khoang ảo chứa dịch rồi thì bó thuốc là chẳng ích gì. Vì vậy, bạn an tâm đây là tình trạng thường gặp ở chấn thương khớp gối, việc hút dịch có thể làm nhiều lần cho đến hết, hoặc không thể hết thì chích dẫn lưu dịch là khỏi , không nên bó thuốc lá cây để khỏi vì không thấy loại thuốc lá nào có thể làm hết các dịch có trong khoang ảo đó.

    Chúc bạn mau lành bệnh!
    Chào bạn!

    Chấn thương khớp gối, bị tụ dịch tức là chấn thương dập nát tạo thành một khoang ảo nằm giữa các mô cơ hoặc giữa bao khớp và dưới da. Khoang này là... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào bạn Mai Hoa!

    Nếu bạn nhổ tóc bạc nhiều sẽ làm hư các nang tóc, tóc mỏng dần và có khả năng bị hói đầu. Vì thế khi tóc bạc quá nhiều (trên 10%) giải pháp thường là nhuộm tóc nhưng vì bạn đang mang thai nên đây không phải là giải pháp hay.

    Còn việc nhổ tóc có ảnh hưởng đến thai nhi hay không thì khó dự đoán trước và nhổ tóc có ảnh hưởng đến thần kinh thì hiện tại chúng tôi chưa có ghi nhận được thông tin này.

    Vì sức khỏe của con và không phải lo lắng nhiều, bạn nên hy sinh làm đẹp một thời gian, sau đó sinh xong sẽ tân trang lại bạn nhé.

    Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh!
    Chào bạn Mai Hoa!

    Nếu bạn nhổ tóc bạc nhiều sẽ làm hư các nang tóc, tóc mỏng dần và có khả năng bị hói đầu. Vì thế khi tóc bạc quá nhiều (trên 10%) giải pháp thường... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Chào anh/chị,

    Trước tiên, Bacsiveit cảm ơn anh/chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của Bacsiviet. Bacsiviet có nhận được câu hỏi của chị liên quan đến tư vấn nâng ngực sa trễ, nên Bacsiviet đã liên hệ với cơ sở y tế liên quan để tìm câu trả lời.

    Tuy nhiên, Bacsiviet chưa kết nối được với cơ sở y tế này để cập nhập các thông tin về câu hỏi của anh/chị. Anh/chị nên đến tận nơi hoặc gọi điện trực tiếp tới bệnh viện để được các nhân viên y tế tư vấn và hướng dẫn cụ thể anh/chị nhé.

    Chúc anh/chị sức khỏe.
    Chào anh/chị,

    Trước tiên, Bacsiveit cảm ơn anh/chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của Bacsiviet. Bacsiviet có nhận được câu hỏi của... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Xin chào bạn,
    Rất mừng vì bạn đã quan tâm con và phát hiện ra sớm.

    Bạn nên cho bé đi khám khoa Thận- Niệu ở các bệnh viện Nhi, đừng nên đăng ký khám dịch vụ, mà nên đăng ký khám chuyên khoa, lúc đó mới gặp được đúng BS.

    Kể bạn nghe 1 chuyên có thật: một ông giáo sư đầu nghành Niệu học bên Úc, hơn 60 tuổi đời, 40 tuổi nghề, đi giảng ở tất cả các ĐH lớn nhỏ. Vậy mà đứa con gái nhỏ duy nhất của ông, 18 tuổi đã bị suy thận mãn, nguyên nhân là do bé thường xuyên bị nhiễm trùng tiểu thể không triệu chứng, bị kéo dài và lặp lại nhiều lần đến nỗi 18t đã suy thận, mà Ba cô bé là Giáo sư đúng chuyên nghành cũng không phát hiện ra. Do đó, cảnh giác để sớm phát hiện bất thường là tốt nhất, đừng để quá muộn rồi hối hận không kịp.

    Chúc bé sớm tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị hiệu quả nhé. Thân chào!
    Xin chào bạn,
    Rất mừng vì bạn đã quan tâm con và phát hiện ra sớm.

    Bạn nên cho bé đi khám khoa Thận- Niệu ở các bệnh viện Nhi, đừng nên đăng ký khám... Xem thêm

Trả lời

  • Dưỡng Nguyễn Phước Hải    

    Bạn Linh thân mến.

    Theo như bạn mô tả, có thể bé bị bệnh tiểu không tự chủ (TKTC). TKTC là tình trạng mất kiểm soát đi tiểu, nước tiểu thoát ra ngoài không tự chủ hoặc tiểu rồi nhưng vẫn có nước tiểu rỉ ra vài giọt, gây phiền hà, khó chịu cho người bệnh về vệ sinh cá nhân, chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân có thể là các dị tật bẩm sinh có niệu quản lạc chỗ cắm vào âm đạo một bên (bé gái). Các em nhỏ thuộc lứa tuổi học đường thường do tâm lý, có thói quen cố nhịn đi vệ sinh, có mắc tiểu nhưng không dám xin phép đi vệ sinh hoặc bị ức chế do nhà vệ sinh ở trường kém, lâu ngày dẫn đến tình trạng són tiểu ở trẻ em. Để xác định nguyên nhân gây són tiểu bạn nên cho bé khám bệnh viện Nhi Đồng chuyên khoa Tiết niệu để loại trừ nguyên nhân bẩm sinh. Nếu do nguyên nhân tâm lý bạn phải động viên và lập cho bé một thời khóa biểu đi tiểu trong ngày, cứ đến đúng giờ là phải đi tiểu mặc dù bé không mắc tiểu, sau một thời gian bé sẽ quen và mất dần tình trạng són tiểu.

    Chúc gia đình bạn khỏe!
    Bạn Linh thân mến.

    Theo như bạn mô tả, có thể bé bị bệnh tiểu không tự chủ (TKTC). TKTC là tình trạng mất kiểm soát đi tiểu, nước tiểu thoát ra ngoài không tự chủ... Xem thêm

Trả lời

Whoops, looks like something went wrong.