-
Dưỡng Nguyễn Phước Hải Gọi cho bác sĩ Chat với bác sĩ
Chào bạn!
Cháu gái bạn đã được 10 tuổi, đây là độ tuổi ở giai đoạn tiền dậy thì, giai đoạn này có nhiều biến đổi về thể chất cũng như tâm sinh lý. Cháu được gia đình cho đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch mai (nhưng không cho biết là cháu đã khám ở chuyên khoa nào) và viện thần kinh trung ương, đã làm các xét nghiệm có liên quan đến chuyên khoa thần kinh… và kết luận cháu không bị bệnh gì. Khi về nhà cháu có các biểu hiện như: “ khi cháu ở nhà hoặc đi chơi không hề có những biểu hiện như vậy, cháu rất hoạt bát, rất muốn đi học. Nhưng hễ cứ đi học là bị đau bụng, bị mờ mắt, không chịu vào lớp học, đến khi về nhà hỏi cháu sao lại về ? cháu chỉ bảo không biết vừa sảy ra việc gì ????”. Tóm lại tất cả những biểu hiện bất thường của cháu đều có liên quan đến trường học mà cháu đang theo học. Những biểu hiện này có nhiều khả năng là trạng thái tâm lý Stress và phản ứng của cháu với căng thẳng đó. Gia đình đã tìm hiểu những hoạt động của cháu ở trường thế nào rồi như: Sự ganh ghét đố kỵ trong học tập, quan hệ bạn bè cùng giới hay khác giới, áp lực trong học tập, đặc biệt hiện tượng bạo lực học đường về cả thể chất và tinh thần hay sự đe dọa của thế lực nào đó trực tiếp hay gián tiếp( qua trang mạng xã hội) đến với cháu… hoặc ở gia đình với sự cưng chiều cháu thái quá…những vấn đề này đều là những nguyên nhân gây stress đối với cháu.
Stress là là phản ứng trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất cũng như tinh thần.
1. Khái niệm chung về căng thẳng( Strees) bao gồm 2 khía cạnh:
+ Tình huống căng thẳng chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra căng thẳng (tiếng Anh còn gọi là stressor): đó là những tác nhân vật lý, hoá học, tâm lý, xã hội.
+ Đáp ứng với căng thẳng dùng để chỉ trạng thái phản ứng với căng thẳng, bao gồm phản ứng sinh lý và tâm lý không đặc hiệu và định hình. Các nhà nghiên cứu về căng thẳng đã chia làm 3 loại hình căng thẳng:
– Căng thẳng sinh lý: ứng với hiện tượng thần kinh thể dịch và cơ quan nội tạng.
– Căng thẳng tâm lý: Sự đánh giá chủ quan về một hoàn cảnh trong một thời điểm nhất định, ứng với đặc tính cảm xúc vốn có của cá thể đó.
– Căng thẳng xã hội: tương ứng với sự tan vỡ, khủng khoảng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hoặc một tổ chức, hoặc một thể chế xã hội, sự thay đổi trong cuộc sống của mỗi cá nhân (chuyển chỗ ở, mất tiền của, bệnh tật, thiên tai…), những mâu thuẫn và áp lực của cuộc sống…
Khi đứng trước một tình huống căng thẳng, bình thường cơ thể chúng ta phản ứng lại bằng giai đoạn báo động và giai đoạn chống đỡ.
2. Biện pháp giải quyết: Gia đình cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây ra biểu hiện bất thường của cháu. Từ đó có những biện pháp hỗ trợ cháu trong việc giải tỏa trạng thái tâm lý bằng liệu pháp tâm lý.
+ Tâm lý liệu pháp đóng vai trò quyết định trong điều trị phản ứng stress cấp. Trước hết phải cô lập được stress. Bệnh nhân cần được đưa ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lý càng sớm càng tốt. Khi thoát ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lý thì hầu hết bệnh nhân dần trở về trạng thái tâm lý bình thường. Tình trạng lo âu, hốt hoảng, phân ly sẽ giảm đi.(Bạn có thể xin chuyển trường học cho cháu hoặc cho cháu đến sinh hoạt và học tập ở địa điểm khác như nhà anh em chú bác có bé cùng độ tuổi cùng cháu đến trường thì càng tốt).
+ Các thành viên trong gia đình cần giữ vững tình trạng tâm lý cho bệnh nhân. Động viên an ủi bệnh nhân để bệnh nhân nhận thấy rằng nguy hiểm đã qua, giúp họ thư giãn, hướng dẫn cách tập thở chậm rãi để giảm bớt các triệu chứng khó chịu về cơ thể.
+ Tránh gợi lại các khía cạnh của chấn thương tâm lý một cách bừa bãi để bệnh nhân không phải sống lại các ký ức đau buồn của chấn thương tâm lý.
+ Liệu pháp tâm lý cá nhân có thể áp dụng. Nhìn chung trong giai đoạn này bệnh nhân thường cần có người bên cạnh, động viên giúp đỡ họ lấy lại thăng bằng trong cuộc sống.
+ Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, thực hiện các liệu pháp thư giãn. Tập luyện các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, cầu lông… Nên tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ giúp bệnh nhân có điều kiện hòa nhập với xã hội.
Nếu áp dụng các biện pháp trên trong vòng một tháng mà những biểu hiện của cháu không giảm thì bạn nên đưa cháu đến khám tại cơ sở y tế có uy tín chuyên khoa tâm thần hoặc trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai Hà nội, các bác sỹ sẽ khám và có hướng cụ thể chữa trị cho cháu.
Xem thêm: http://www.tuvankhoe.com/suc-khoe/stress-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-chua-benh-stress.html
Hy vọng thông tin trên giúp ích cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe, cháu mau lành bệnh và trở thành con ngoan trò giỏi.