1- Mọi người chuẩn bị sẵn giấy bút, ghi sẵn các câu hỏi hoặc các vấn đề thắc mắc của mình ra giấy để hỏi Bs Thông.
2- Nếu có X Quang mới chụp hay giấy tờ toa thuốc cũ thì chụp hình và gửi để Bs xem trước. Có thể soạn sẵn các câu hỏi trên mục 1, và gửi trước.
3- Đăng kí => Hẹn giờ khám và Bs sẽ xác nhận giờ thuận tiện và gọi qua video call.
4- Nên ở nơi yên tĩnh và sóng wifi mạnh hoặc 3G ổn định. Điện thoại có loa ngoài hoặc đeo tai nghe.
5- Nếu không rành về điện thoại có thể nhờ người thân trợ giúp.
Thương mến ❤️
Bs Trương Viết Thông
Sụn chêm là gì?
Sụn chêm là một cấu trúc đặc biệt bên trong khớp gối giống như là “tấm đệm” giúp hấp thu lực và bảo vệ mặt sụn giữa mâm chày - lồi cầu xương đùi. Sụn chêm có thể rách do chấn thương như té cao, hay TNGT… gây ra rất nhiều triệu chứng lâm sàng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn, đặc biệt là đau và kẹt khớp. Sụn chêm rách thường đi kèm với các tổn thương dây chằng quanh khớp gối khác như đứt dây chằng chéo trước và/hoặc dây chằng chéo sau. Sụn chêm rách thường không lành, do đó khi rách sụn chêm nếu không điều trị hiệu quả sẽ dẫn đến thoái hoá khớp gối sớm.
Triệu chứng của rách sụn chêm như thế nào?
Đau khớp gối là triệu chứng nổi trội nhất, sau đó là sưng khớp gối và khó khăn khi di lại sau chấn thương. Các triệu chứng nặng khác bao gồm: mất khả năng co gối và duỗi gối tối đa, đau khi đi lại, cứng khớp gối. Ngoài ra, cảm giác có cái gì đó trong khớp gối gây kẹt khớp, khoá khớp…có thể hiện diện.
Nguyên nhân rách sụn chêm?
Sụn chêm có thể bị rách do bất kì chấn thương gối như té cao, vấp ngã té, TNGT, va chạm khi đá banh… Nó cũng có thể xảy ra thứ phát sau khi bị đứt DCCT nhưng không điều trị hiệu quả và rách do thoái hoá.
Chẩn đoán rách sụn chêm?
Sụn chêm rách luôn luôn phải được nghĩ tới và loại trừ nếu bạn có một chấn thương khớp gối. Các Bác sĩ sẽ hỏi kỹ tiền sử, nguyên nhân tai nạn và cơ chế chấn thương, sau đó khám lâm sàng ghi nhận các bất thường về khớp gối của bạn thật cẩn thận để đưa ra chẩn đoán.
Các xét nghiệm cận lâm sàng như X quang, MRI được chỉ định để giúp xác định chẩn đoán. Cùng với đó, nội soi khớp là phương tiện vừa giúp chản đoán và điều trị sụn chêm rách.
Điều trị rách sụn chêm?
Sụn chêm rách sẽ không lành nếu không phẫu thuật. Phẫu thuật khâu sụn chêm rách được thực hiện dưới nội soi với vài đường mổ rất nhỏ, khoảng 1-2cm. Tuy nhiên không phải bất kì bệnh nhân rách sụn chêm nào cũng đều được chỉ định phẫu thuật khâu sụn chêm. Những bệnh nhân lớn tuổi, nhu cầu vận động không cao… thường không cần phải phẫu thuật. Khâu sụn chêm rách được khuyến cáo cho bệnh nhân trẻ, nhu cầu hoạt động cao, và rách sụn chêm không để quá lâu, quan trọng nhất là kiểu rách có thể khâu sửa chữa được. Nếu không khâu sửa chữa được thì có thể cắt lọc loại bỏ phần kẹt trong khớp gối, cố gắng giữ lại phần còn lại của sụn chêm.
Chấn đoán sụn chêm rách sớm, cộng với điều trị rách sụn chêm một cách chính xác và hiệu quả sẽ đem lại kết quả tốt giúp bệnh nhân quay lại với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, tránh thoái hoá khớp gối sớm ở những bệnh nhân trẻ.
Điều trị bảo tồn bao gồm vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tăng cường sức mạnh cơ quanh khớp gối giúp giữ vững và duy trì tầm vận động khớp gối một cách tốt nhất
BS. Trương Viết Thông
Dây chằng chéo trước là gì?
Dây chằng chéo trước (DCCT) là một trong hai dây chằng chính của khớp gối bám từ lồi cầu đùi xương đùi xuống mâm chày của xương chày. DCCT kiểm soát sự dịch chuyển ra trước của mâm chày so với lồi cầu đùi. Cùng với dây chằng chéo sau (DCCS), DCCT góp phần quan trọng trong việc giữ vững khớp gối.
Nguyên nhân đứt dây chằng chéo trước?
Dây chằng chéo trước đứt có thể xảy ra khi gối chịu một lực vặn xoắn lớn hoặc duỗi gối quá mức, đặc biệt khi gối bị thay đổi hướng quá nhanh, hay dừng đột ngột, bước hụt chân khi đang chạy, tiếp đất không đúng tư thế khi nhảy cao, hoặc va chạm trực tiếp khi chơi thể thao như đá banh, hoặc tai nạn giao thông xe máy.
Triệu chứng gợi ý bạn bị đứt dây chằng chéo trước?
Khi bạn bị đứt DCCT sau một chấn thương gối, bạn có thể nghe tiếng “bụp” và có cảm giác như thể khớp gối bị mất chức năng hoàn toàn. Đau, tê, sưng, và biến dạng gối như không thể co hay duỗi tối đa là các triệu chứng hay gặp.
Chẩn đoán đứt DCCT dựa vào việc hỏi bệnh sử đặc biệt là cơ chế chấn thương, các triệu chứng lâm sàng; các Bác sĩ sẽ thực hiện các nghiệm pháp lâm sàng như ngăn kéo trước, Lachman…, cũng như là chỉ định các cận lâm sàng như X quang, CT Scan, MRI, và nội soi khớp chẩn đoán và điều trị.
Điều trị đứt dây chằng chéo trước như thế nào?
Điều trị đứt DCCT bao gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Nếu khớp gối vững, nhu cầu vận động của bạn không nhiều hay bạn không than phiền nhiều về các triệu chứng lâm sàng, các Bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bảo tồn không phẫu thuật. Điều trị bảo tồn chủ yếu kiểm soát đau và sưng gối bao gồm: nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và kê cao chân. Ngoài ra, các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn cải thiện tầm vận động của khớp gối và sức mạnh cơ quanh gối tránh teo cơ. Nẹp gối có thể giúp bạn bất động khớp gối một cách tốt hơn.
Nếu khớp gối mất vững, các triệu chứng cuả đứt dây chằng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bạn, khiến bạn không thẻ chơi thể thao, không thể chạy, thậm chí đi lại cũng gặp khó khăn… các Bác sĩ sẽ đề nghị bạn phẫu thuật tái tạo dây chằng để phục hồi lại độ vững chức năng và cơ sinh học của khớp gối.
Phẫu thuật tái tạo DCCT được thực hiện dưới hệ thống máy nội soi, sử dụng đường mổ rất nhỏ. Các Bác sĩ sẽ thay thế DCCT bị đứt bằng mảnh ghép tự thân có thể lấy từ chính gối bị thương hoặc gối còn lại của bạn như: gân bánh chè, gân chân ngỗng... Sau tái tạo DCCT, một chương trình vật lý trị liệu chuyên biệt sẽ được áp dụng để giúp bạn phục hồi một cách nhanh chóng nhất có thể.
BS. Trương Viết Thông
Dây chằng chéo sau là gì?
Dây chằng chéo sau (DCCS) là một trong hai dây chằng chính của khớp gối bám từ lồi cầu đùi xương đùi xuống mâm chày của xương chày. DCCS kiểm soát sự dịch chuyển ra sau của mâm chày so với lồi cầu đùi. Cùng với dây chằng chéo trước (DCCT), DCCS góp phần quan trọng trong việc giữ vững khớp gối.
Nguyên nhân đứt dây chằng chéo sau?
Dây chằng chéo sau đứt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như bước hụt chân khi đang chạy, tiếp đất không đúng tư thế khi nhảy cao, hoặc va chạm trực tiếp khi chơi thể thao như đá banh, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông xe máy. Khi bạn bị đứt DCCS sau một chấn thương gối, bạn có thể nghe tiếng “bụp” và có cảm giác như thể khớp gối bị mất chức năng hoàn toàn. Đau, tê, sưng, và biến dạng gối như không thể co hay duỗi tối đa là các triệu chứng hay gặp.
Chẩn đoán đứt DCCS dựa vào việc hỏi bệnh sử đặc biệt là cơ chế chấn thương, các triệu chứng lâm sàng; các Bác sĩ sẽ thực hiện các nghiệm pháp lâm sàng như ngăn kéo sau, Lachman…để chẩn đoán. Ngoài ra các cận lâm sàng như:
Điều trị đứt dây chằng chéo sau?
Điều trị đứt DCCS bao gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Nếu khớp gối vững, nhu cầu vận động của bạn không nhiều hay bạn không than phiền nhiều về các triệu chứng lâm sàng, các Bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bảo tồn không phẫu thuật. Điều trị bảo tồn chủ yếu kiểm soát đau và sưng gối bao gồm: nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và kê cao chân. Ngoài ra, các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn cải thiện tầm vận động của khớp gối và sức mạnh cơ quanh gối tránh teo cơ. Nẹp gối có thể giúp bạn bất động khớp gối một cách tốt hơn. Nếu khớp gối mất vững, các triệu chứng cuả đứt dây chằng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bạn, khiến bạn không thẻ chơi thể thao, không thể chạy, thậm chí đi lại cũng gặp khó khăn… các Bác sĩ sẽ đề nghị bạn phẫu thuật tái tạo dây chằng để phục hồi lại độ vững chức năng và cơ sinh học của khớp gối.
Phẫu thuật tái tạo DCCS được thực hiện dưới hệ thống máy nội soi, sử dụng đường mổ rất nhỏ. Các Bác sĩ sẽ thay thế DCCS bị đứt bằng mảnh ghép tự thân có thể lấy từ chính gối bị thương hoặc gối còn lại của bạn như: gân bánh chè, gân chân ngỗng... Sau tái tạo DCCS, một chương trình vật lý trị liệu chuyên biệt sẽ được áp dụng để giúp bạn phục hồi một cách nhanh chóng nhất có thể.
Bs Trương Viết Thông.
Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng.
Tốt nghiệp Bác sĩ, tại trường ĐH. Y - Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tốt nghiệp chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình, ĐH. Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
Khoá đào tạo khác:
Chuyên tư vấn - khám, phẫu thuật và điều trị các bệnh lý chuyên sâu:
chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn
chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn
chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn
Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - chi trên và vi phẫu thuật tại Bv Đa khoa Tỉnh Hải Dương. chuyên Các bệnh thường khám: chấn thương do TNGT, TNSH, TN thể thao, di
chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn
Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM
chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn
Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An, chuyên tư vấn hỗ trợ điều trị bệnh lý về cơ xương khớp, thần kinh, cột sống ( thoái hóa
chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn
chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn
chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn
chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn
chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn