Nhi

Những lưu ý về giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh

2021-10-23 23:05:29

Giãn ruột ở trẻ được hiểu đơn giản là một hiện tượng ruột phát triển mạnh về thể tích so với mức thông thường. Ở mỗi bé, tình trạng này sẽ diễn ra vào những thời điểm khác nhau, từ khoảng 2 - 3 tháng đầu sau khi sinh.

Những lưu ý về giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh Những lưu ý về giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn giãn ruột ở trẻ là một trong những hiện tượng xuất hiện phổ biến. Vậy giai đoạn này thường kéo dài trong thời gian bao lâu, có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển của trẻ? Hãy cùng Tdoctor tìm hiểu và giải đáp câu hỏi trên nhé. 

1. Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh là gì?

Theo bác sĩ chuyên khoa, giãn ruột ở trẻ được hiểu đơn giản là một hiện tượng ruột phát triển mạnh về thể tích so với mức thông thường. Ở mỗi bé, tình trạng này sẽ diễn ra vào những thời điểm khác nhau, từ khoảng 2-3 tháng đầu sau khi sinh. 

Thực tế thì trong thời kỳ này, trẻ thường đi ngoài ít hơn so với mức bình thường, thậm chí có trường hợp kéo dài từ 4-6 ngày. Tuy nhiên, giãn ruột ở trẻ là điều rất bình thường, chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé đang được hoàn thiện. Vì vậy, ba mẹ không nên quá sốt sắng mỗi khi nhận thấy vấn đề này. 

Trẻ thường đi ngoài ít hơn so với mức bình thường

Trẻ thường đi ngoài ít hơn so với mức bình thường

2. Nguyên nhân dẫn đến giãn ruột sinh lý ở trẻ 

Sau đây, sẽ là những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh khó tiêu mỗi khi trải qua thời kỳ giãn ruột sinh lý:

  • Kể từ thời gian sau sinh, hệ tiêu hóa của bé chưa thật sự hoàn chỉnh về mặt cấu tạo, nên không thể hấp thụ tất cả những dưỡng chất từ sữa mẹ. Đặc biệt là chất đạm rất khó tiêu, tích tụ tạo cảm giác đầy ứ trong bụng của trẻ.
  • Có thể mẹ cho bé bú sữa quá nhiều trong một ngày, mà không có sự hợp lý trong khoảng cách giữa các cữ bú
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với trẻ sơ sinh trong thời gian 6 tháng đầu tiên. Vì vậy mà những đồ ăn chiên rán nhiều, hay đồ uống có ga mà mẹ sử dụng đều ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ. 

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang trải qua thời kỳ giãn ruột sinh lý

Dễ hiểu rằng một khi lượng hơi thừa không lưu thông liên tục, thì bé sẽ cảm thấy khó chịu tại phần bụng dưới và thường hay cáu gắt, khó ngủ và quấy nhiễu. Hơn nữa, bé còn xuất hiện nhiều biểu hiện như:

  • Bụng dưới  căng cứng, to ra bất thường
  • Thường xuyên từ chối bú mẹ (Ít bú)
  • Mệt mỏi, hay bị nôn hoặc trớ sữa
  • Kết cấu phân lỏng, sền sệt, có màu khác thường

Bé thường bỏ bú mẹ trong giai đoạn giãn ruột

Bé thường bỏ bú mẹ trong giai đoạn giãn ruột 

4. Phương pháp điều trị

Khi đã xác định rõ ràng những dấu hiệu giãn ruột ở trẻ, các mẹ hãy bình tĩnh xử lý theo cách sau:

4.1 Đối với trẻ đang bú mẹ 

Như chúng ta đã biết, không có gì có thể thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé, đặc biệt trong 6 tháng đầu tiên. Không những tăng cường khả năng miễn dịch, mà sữa mẹ còn chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli) rất tốt cho đường ruột và phát triển hệ tiêu hóa của bé. 

Chính vì vậy, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khỏe mạnh vừa tăng cường sức khỏe cho bản thân mình, vừa mang lại nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng cho bé. 

Lưu ý cần đảm bảo một số yếu tố sau:

  • Lựa chọn những đồ ăn có chứa protein, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. 
  • Đặc biệt, không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,...
  • Tránh đồ ăn chứa dầu mỡ, các chất béo có hại.

4.2 Đối với trẻ đang dùng sữa ngoài

Sữa bột thường chứa nhiều đạm, nên bé có thể bị chướng bụng, khó tiêu hóa hơn. Trong giai đoạn giãn ruột ở trẻ, mẹ nên áp dụng những phương pháp sau đây 

  • Vận động nhẹ nhàng cho trẻ

Đây là cách mang lại hiệu quả nhanh chóng, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Đạp xe là một trong những bài tập hữu ích nhất cho trẻ. Hãy cố gắng duy trì  tập từ 5-10 phút/ngày.

Động tác 1: Hãy đặt bé nằm ngửa trên giường, sau đó nắm lấy phần đầu gối, di chuyển theo hướng từ bụng ra phía ngoài.

Động tác 2: Vẫn với tư thế đó, di chuyển hai chân bé theo hướng vòng tròn xung quanh vùng bụng

Động tác đạp xe cơ bản

Động tác đạp xe cơ bản

  • Massage vùng bụng

Trước tiên mẹ thực hiện xoa bóp bụng cho bé, mẹ hãy nhớ vệ sinh móng tay và chuẩn bị tinh dầu chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Sau đó tiến hành nhẹ nhàng massage theo chiều dọc hoặc  vòng tròn, liên tục duy trì trong 15-20 giây đối với một bài. Cùng với không gian thoáng mát và những bản nhạc du dương, giúp bé thoải mái và không quấy khóc nhiều. 

  • Thường xuyên tắm bằng nước ấm

Thông thường, với nhiệt độ khoảng 38 độ C. Theo cách dân gian, mẹ có thể sử dụng tinh dầu hoa cúc hoặc nước lá trong quá trình tắm cho bé. Giúp bé thoải mái, thư giãn, lượng khí thừa sẽ bị đẩy ra ngoài nhanh chóng. 

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé

Mỗi lần bé đi ngoài, mẹ hãy chú ý vệ sinh cho bé thật cẩn thận và sạch sẽ, đồng thời thường xuyên lau dọn nhà cửa, đồ dùng giúp phòng tránh các nguy cơ gây bệnh đường ruột, tiêu chảy,...

Trong suốt quá trình phát triển, tình trạng giãn ruột ở trẻ sơ sinh thường kéo dài trong khoảng một thời gian ngắn. Khi bé bị đầy bụng, sẽ rất mệt mỏi và khó chịu. Hãy thật sự kiên nhẫn và bình tĩnh dỗ dành bé, chăm sóc chu đáo, sau đó cùng kết hợp những biện pháp điều trị sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về những vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh tương tự, hãy mạnh dạn liên hệ với Tdoctor qua hotline hoặc đặt câu hỏi miễn phí trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.