Nhi
Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng nên làm gì? Điều các mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng nên làm gì? Thực tế thì, ngoài hai triệu chứng các mẹ dễ nhận biết nhất là trẻ bị sôi bụng và đi ngoài thường xuyên. Trẻ sơ sinh thông thường sẽ có những biểu hiện khác là quấy khóc, và không bú sữa mẹ hay nôn, trớ sau khi được bú các mẹ nên biết cách để chăm sóc con trẻ khi bị sôi bụng.
Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng nên làm gì? Điều các mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng nên làm gì? Thực tế thì, ngoài hai triệu chứng các mẹ dễ nhận biết nhất là trẻ bị sôi bụng và đi ngoài thường xuyên. Trẻ sơ sinh thông thường sẽ có những biểu hiện khác là quấy khóc, và không bú sữa mẹ hay nôn, trớ sau khi được bú các mẹ nên biết cách để chăm sóc con trẻ khi bị sôi bụng.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng nên làm gì? Tình trạng này có thể mau khỏi trong 1 ngày hoặc cũng có thể kéo dài suốt cả tuần, khiến các mẹ lo lắng.
Trẻ sơ sinh khi bị sôi bụng là hiện tượng râts thường gặp. Ước tính có đến hơn 60% trẻ em sơ sinh gặp tình trạng này. Tuy nhiên, đây không phải là những dấu hiệu đáng lo ngại, nhưng chứng sôi bụng có thể khiến cho trẻ bị khó chịu.
Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng nên làm gì? Các mẹ hãy cùng BS Lê Thị Thanh Nhung tại TDoctor tìm hiểu thêm về trẻ sơ sinh mắc bệnh sôi bụng. Để có thể chăm sóc cho sức khỏe của bé hiệu quả, an toàn hơn.
Tiếng sôi bụng ở trẻ sơ sinh là gì ?
Theo các bác sĩ y khoa, thì tiếng sôi bụng ở trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ thường nghe thấy được. Chính xác không phải bắt nguồn từ bên trong dạ dày của trẻ mà là âm thanh đến từ các cơ quan thấp hơn ở bên trong hệ tiêu hóa như hệ thống ruột non hay ruột già.
Tuy bệnh không quá nghiêm trọng, thế nhưng lại gây cho các trẻ sơ sinh cảm giác khó chịu, quấy khóc. Thậm chí là thức đêm ngủ ngày, khi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các trẻ, các bậc cha mẹ nên lưu ý.
Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh lại mắc bệnh sôi bụng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường xuyên cũng có thể là do hiện tượng sự tắc nghẽn lượng khí từ các nếp gấp của đường ruột. Trong một số trường hợp, có thể là ở vị trí nào khác bên trong các cơ quan của hệ tiêu hóa. Hiện tượng bị sôi bụng ở những trẻ sơ sinh hiện nay, chủ yếu là xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến như sau:
Trong sữa mẹ có vấn đề về chất có ở thức ăn
Với những mẹ bỉm sữa đang thực hiện nuôi con bú. Thì sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng chính. Khi các mẹ sử dụng thực phẩm như thế nào, thì bé cũng sẽ nhận những nguồn sữa có chứa các dinh dưỡng đến từ các thực phẩm đó.
Vì vậy, nếu như khi các mẹ sử dụng thức ăn lạ, hay những đồ ăn có chứa quá nhiều đạm, hay dầu mỡ, thức ăn cay nóng,... Cũng sẽ khiến cho những chất lượng có trong sữa cũng bị ảnh hưởng theo, và làm bé sơ sinh khi bú vào dễ mắc phải tình trạng sôi bụng, và thường xuyên đi ngoài.
Các mẹ cho bé sơ sinh bú sai cách
Không ít những trẻ sơ sinh bú dạng bình hoàn toàn, hay trẻ bú bình kết hợp song song với bú mẹ. Bên cạnh đó, đối với các trẻ bú bình các sữa công thức, mẹ pha sai tỷ lệ, hay không đảm bảo vệ sinh khi pha chế cũng có thể gây ra hiện tượng sôi bụng.
Nếu trường hợp núm vú của mẹ không vừa miệng, các mẹ cho bé bú bình sai cách. Khi sữa chảy quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ làm bé sơ sinh nuốt phải nhiều không khí vào bên trong dạ dày, từ đó có thể khiến trẻ mắc phải sôi bụng.
Trẻ không thể hấp thụ được chất lactose có trong một số loại sữa
Lactose là một trong những loại đường có trong công thức của sữa, và những sản phẩm được làm từ sữa. Vì vậy, nếu bởi những nguyên nhân nào đó mà trẻ sơ sinh phải bú ngoài sớm.
Thì cơ thể trẻ không thể sản xuất ra đủ enzyme để có thể hỗ trợ tiêu hóa lactose từ đó dẫn đến hiện tượng mắc phải chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh (Cũng bởi vì lactose không được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ hết, nên từ đó sẽ tích tụ lại ở hệ thống ruột).
Phương pháp hỗ trợ phòng ngừa trẻ sơ sinh mắc bệnh sôi bụng
Trẻ sơ sinh khi mắc phải bệnh sôi bụng, thường xuyên đi ngoài tức là một trong những dấu hiệu về tiêu hóa đã bị mất cân bằng.
Từ đó, khiến cho khả năng hấp thụ các dinh dưỡng vào bên trong cơ thể sẽ bị giảm xuống đáng kể. Để có thể đảm bảo, cho sức khỏe của các bé sơ sinh được phát triển một cách toàn diện, các bậc bố mẹ nên chú ý một số vấn đề để chăm sóc trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh rất cần được bú mẹ một cách hoàn toàn, trong những tháng đầu đời của trẻ. Nếu các mẹ ít sữa, có thể cho con trẻ bú nhiều lần để các bé có thể cảm thấy cơ thể đủ no và sửa từ trong cơ thể mẹ cũng có thể tự điều tiết ra nhiều hơn.
Lời khuyên của các bác sĩ khi trẻ bị sôi bụng
Nếu trong trường hợp bắt buộc trẻ phải dùng sữa từ công thức thay thế. Các mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về thành phần. Cũng như lượng sữa và những cách pha sữa theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Cho trẻ sơ sinh bú bình đúng theo hướng dẫn sử dụng. Mẹ nên thực hiện pha sữa trước khi cho trẻ bú trước khoảng 5 đến 10 phút và để bình sữa đứng. Điều này hỗ trợ thời gian phân hủy của các bọt khí trong bình sữa, các mẹ có thể khuấy nhẹ phần sữa trong lúc pha, để góp phần hạn chế nổi các bong bóng không khí trong sữa.
Để hỗ trợ hạn chế các tình trạng trẻ sơ sinh mắc phải sôi bụng, thì ngoài những lưu ý trên. Các mẹ cần chú ý trong thực đơn hàng ngày của các mẹ, hãy chọn sử dụng các loại thực phẩm có chứa ít mỡ, tránh các loại thức ăn có mang tính nhiệt, tăng cường bổ sung thật nhiều rau củ, và trái cây ha hoa quả.
Thông qua những thông tin trên, TDoctor hy vọng có thể giúp các mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị mắc bệnh sôi bụng. Cũng như những nguyên nhân và các cách để chúng ta phòng bệnh và trị bệnh an toàn hiệu quả.
Hãy đặt câu hỏi miễn phí đến TDoctor để được BS Lê Thị Thanh Nhung tư vấn chi tiết nhất những thắc mắc của bạn về vấn đề trẻ sơ sinh bị sôi bụng nên làm gì. Và những cách để chúng ta chăm sóc trẻ sơ sinh một cách an toàn và hiệu quả nhất cho sự phát triển của trẻ.
0 bình luận