Sản Phụ Khoa

Sinh mổ sau bao lâu thì có thể nịt bụng được ?

2021-11-16 22:02:49

Để lấy lại được vóc dáng như ban đầu, nhiều phụ nữ sau khi sinh tìm đến phương pháp nịt bụng, giúp phần bụng và hông không bị chảy xệ, vòng eo dần dần thon gọn trở lại. Vậy sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được là câu hỏi đặt ra đối với khá nhiều mẹ bầu hiện nay.

Sinh mổ sau bao lâu thì có thể nịt bụng được ? Sinh mổ sau bao lâu thì có thể nịt bụng được ?

Sau khi vượt cạn thành công, vấn đề xổ bụng mỡ luôn là một mối lo ngại đối với mỗi mẹ bầu, vậy sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được ? Hãy theo dõi qua bài viết dưới đây của Tdotor để có thể hiểu rõ về thời gian và cách thức phù hợp khi nịt bụng nhé. 

Tác dụng và hậu quả khi sử dụng gen nịt bụng sau sinh mổ

Tác dụng của gen nịt bụng

Để lấy lại được vóc dáng như ban đầu, nhiều phụ nữ sau khi sinh tìm đến phương pháp nịt bụng, giúp phần bụng và hông không bị chảy xệ, đồng thời vùng tử cung sẽ bị co lại. Ngoài ra, còn rất nhiều những lợi ích bao gồm:

  • Tăng tính tự tin: Khi vận những bộ váy đầm ra ngoài, phụ nữ sẽ cảm thấy tự tin bội phần về vóc dáng thon gọn và mảnh mai hơn. 
  • Giữ lưng thẳng: Gen nịt bụng có tác dụng cố định vùng lưng, khắc phục các bệnh lý trong thời gian mang thai gây ra như cong vẹo cột sống, thoái hóa cột sống,... Vùng lưng sẽ luôn cố định theo một đường thẳng, hạn chế những cử động mạnh gây tổn thương đến vết thương mổ.
  • Nâng cơ ngực: Thực tế thì, ngoài tác dụng hỗ trợ về vóc dáng, nịt bụng còn giúp nâng và tăng kích thước vòng 1, tạo nên một sự cân đối so với vùng mông đùi.

Phụ nữ tự tin khi sử dụng gen bụng

Phụ nữ cảm thấy tự tin khi sử dụng gen bụng

Hậu quả của gen nịt bụng 

Bên cạnh những ưu điểm như vậy, gen nịt bụng cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Tác động đến dạ dày: Một số người thường đeo gen bụng khi ăn uống, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Bởi sự tác động lên vùng bụng lớn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cơ quan nội tạng khác.
  • Gây ngứa rát, khó chịu: Dễ hiểu rằng tâm lý muốn sở hữu vóc dáng một cách thật nhanh chóng nên nhiều người thường bó bụng quá chặt, khiến vùng da nổi mẩn những mụn đỏ li ti, châm chích ngứa ngáy
  • Cấu trúc xương bị ảnh hưởng: Nếu sử dụng thường xuyên mà không có thời gian nghỉ ngơi, gen bụng sẽ tác động đến phổi, khoang bụng, gây ra tình trạng khó tiêu hóa và khó thở. Đã có một số trường hợp phải cấp cứu tại bệnh viện vì quá lạm dụng gen nịt bụng.

Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được ?

Nhìn chung hiện nay, nhiều chị em phụ nữ khá quan tâm về vấn đề sau sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được, bởi tâm lý chung đó là mọi người đều muốn sở hữu một vóc dáng cân đối, hấp dẫn một cách đơn giản và nhanh chóng. Nhưng một lưu ý bổ ích cho chị em đó là cần tìm hiểu về thời gian nịt bụng sao cho phù hợp nhất, nếu sử dụng sớm sẽ gây hại cho sức khỏe bản thân, còn khi dùng quá muộn thì khả năng giảm mỡ bụng lại kém đi. 

Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được ?

Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được ?

Thời gian vết mổ đã lành lặn đó là sau khoảng từ 4 - 6 tuần sau sinh, bạn có thể sử dụng gen bụng để hạn chế tình trạng bụng chảy xệ. Bạn có thể tham khảo khung thời gian nịt bụng sau đây:

  • Sau khi sinh mở từ 6 tuần: chỉ nịt trong khoảng từ 1 - 3 giờ/ ngày
  • Sau khi sinh mở từ 3 tháng: chỉ nịt trong khoảng từ 3 - 4 giờ/ ngày
  • Sau khi sinh mở từ 6 tháng trở lên chỉ nịt trong khoảng từ 4 - 6 giờ/ ngày

Đặc biệt, không nên chọn kích cỡ nịt bụng quá nhỏ so với cơ thể, hoặc cũng không nên nịt bụng quá chặt, có thể gây ra chèn ép nội tạng bên trong. Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào phương pháp nịt bụng. Thay vào đó hãy thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng, vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân, vừa cung cấp đủ lượng sữa cho bé bú. 

Hướng dẫn cách nịt bụng đúng cách

Sau khi đã phân tích về sau sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được, thì bây giờ Tdoctor sẽ hướng dẫn bạn cách nịt bụng sao cho đúng cách, đem lại hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể tham khảo và áp dụng phù hợp đối với thể trạng của cơ thể:

  • Chọn kích thước gen bụng phù hợp, vừa vặn với vòng eo hiện tại, không quá to hoặc quá bé, sẽ gây chèn ép đến nội tạng bên trong.
  • Lưu ý vệ sinh, giặt giũ thường xuyên trước và trong quá trình nịt bụng 
  • Không nên đeo gen bụng trong khi ăn uống, bởi có thể gây ra trào ngược dạ dày, hãy sử dụng vào buổi sáng hoặc buổi chiều với thời gian phù hợp.
  • Nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi quyết định nịt bụng
  • Sử dụng gen bụng cần có tính kiên trì, nhẫn nại, không nên vì mong muốn lấy lại được vóc dáng nhanh chóng mà cài gen bụng quá chặt.
  • Ngoài ra, cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe bản thân.

Hướng dẫn nịt bụng đúng cách

Hướng dẫn nịt bụng đúng cách

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gen bụng cho chị em phụ nữ chúng ta lựa chọn, không thể tránh khỏi tình trạng hàng nhái hàng giả hỗn độn, không đảm bảo về chất lượng và kích thước. Chính vì vậy, cần tìm hiểu rõ ràng trước khi quyết định mua gen bụng, có thể tham khảo qua sự tư vấn từ bác sĩ và các  chuyên gia y tế có trình độ chuyên môn cao. 

Như vậy, chị em phụ nữ chúng ta cần tìm hiểu cụ thể về thời gian sau sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được, bên cạnh đó bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ Tdoctor TẠI ĐÂY trước khi đưa ra lựa chọn mua sản phẩm. Hơn nữa, cũng không nên quá phụ thuộc vào nịt bụng, thay vào đó hãy tích cực tập thể dục thể thao và hạn chế những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán. Tdoctor cam kết rằng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm TẠI ĐÂY sẽ mang đến cho bạn một dịch vụ tư vấn tuyệt vời 

  • TDOCTOR: 90075
    Chuyên khoa ung thư tại Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội.
    Địa chỉ: Hà Nội
    Nơi công tác: Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội.

    Giờ làm việc: 24h/7

    10000 Vnđ/Phút

  • 0 bình luận

    Gửi ý kiến bình luận
    Xem thêm
    Rất hữu ích Rất hữu ích
    Hữu ích Hữu ích
    Bình thường Bình thường

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

    hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
    Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
    Trân trọng.