TDOCTOR: BS90218
Số nhận xét: 0
Số câu trả lời: 23

Tải app Tdoctor cho bệnh nhân Tải app Tdoctor cho bệnh nhân
QrCode Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh
Không có thông báo nào từ bác sĩ
Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

Chuyên khoa

Dịch vụ

Nơi công tác

Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

Kinh nghiệm

Các bệnh lý chuyên khoa Thận - Tiết niệu và Lọc máu (Suy thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, ghép thận, lọc màng bụng, thận nhân tạo chu kỳ, sỏi tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ...)

Quá trình đào tạo

Bác sĩ Đa khoa và Bác sĩ Nội trú Nội tổng hợp tại Trường Đại học Y Hà Nội.

Giá tư vấn

1000 Vnđ/Phút

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Chào em, không biết trong cuộc sống em đã gặp những áp lực gì, nhưng có lẽ em đang có dấu hiệu bị trầm cảm và cần được tư vấn tâm lý cũng như điều trị tâm lý. Em cần đến khám chuyên khoa Tâm thần sớm, ví dụ như em có thể đến thẳng Viện Sức khỏe Tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị em nhé. Chúc em sớm thoát khỏi tình trạng này và yêu đời trở lại.
    Chào em, không biết trong cuộc sống em đã gặp những áp lực gì, nhưng có lẽ em đang có dấu hiệu bị trầm cảm và cần được tư vấn tâm lý cũng như điều trị tâm lý. Em... Xem thêm
Hình ảnh câu hỏi
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Chào bạn. Theo mình thì bạn nên đi khám lại chuyên khoa Tai mũi họng để làm lại nội soi Tai mũi họng, nếu cần thiết khi đó có thể làm nội soi dạ dày thực quản sau.
    Chào bạn. Theo mình thì bạn nên đi khám lại chuyên khoa Tai mũi họng để làm lại nội soi Tai mũi họng, nếu cần thiết khi đó có thể làm nội soi dạ dày thực quản sau.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Chào em, không biết em có nang thận ở một bên hay hai bên. Nếu có em 3 nang ở một bên thận thì có khả năng nang này là mắc phải chứ không phải bẩm sinh và do di truyền. Nếu em định hiến thận mà thận bên hiến có 3 cái nang nhỏ thì vẫn có thể hiến được, nhưng cần được bác sĩ sàng lọc ghép thận khám kiểm tra cụ thể, và được duyệt bởi hội đồng ghép thận của bệnh viện. Hiện tại chưa có thuốc để điều trị làm giảm kích thước nang thận. Một số trường hợp thận hiến có nang nhỏ, sẽ được bác sĩ chuyên khoa ngoại xử lý khi lấy thận ra trước khi ghép cho người nhận thận.
    Chào em, không biết em có nang thận ở một bên hay hai bên. Nếu có em 3 nang ở một bên thận thì có khả năng nang này là mắc phải chứ không phải bẩm sinh và do di truyền. Nếu... Xem thêm
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Em cần được bác sĩ thăm khám cụ thể, xét nghiệm đánh giá chức năng thận để có thể tư vấn chế độ ăn cụ thể. Về nguyên tắc suy thận mà chưa phải lọc máu thì cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm (thịt, cá, trứng, ... là những nguồn thực phẩm cung cấp protein còn gọi là đạm) bắt đầu bằng giảm còn 80% so với bình thường, không ăn mặn (nhạt vừa phải), hạn chế đồ chiên rán xào quá nhiều dầu mỡ. Nếu suy thận nặng hoặc có tăng kali máu thì phải giảm thiểu bớt những nguồn rau, củ, quả nhiều/giàu kali như cam, quýt, chuối tiêu, hồng xiêm, hoa quả sấy khô, ... Nói chung tư vấn và thiết kế chế độ ăn phải tùy thuộc vào từng người bệnh cụ thể chứ không có một chế độ ăn áp dụng cho tất cả mọi người bệnh em nhé.
    Em cần được bác sĩ thăm khám cụ thể, xét nghiệm đánh giá chức năng thận để có thể tư vấn chế độ ăn cụ thể. Về nguyên tắc suy thận mà chưa phải lọc máu thì cần... Xem thêm
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Chào em, không biết em bao nhiêu tuổi. Nếu em còn trẻ, chưa lập gia đình thì chuyện mộng tinh là chuyện sinh lý bình thường. Nếu bị mất tinh trùng nhiều và/hoặc thường xuyên sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể. Đối với em, cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục thể thao hợp lý, uống đủ nước, tránh tiếp xúc với các nguồn sách/báo/thông tin gây ám ảnh hoặc có ý nghĩ về chuyện tình dục, tránh thủ dâm hoặc thủ dâm quá độ thì mới duy trì sức khỏe được. Khi mình đã thay đổi lối sống, ăn uống, tập thể dục mà chuyện đó vẫn xảy ra thì em cần đi khám bác sĩ nhé.
    Chào em, không biết em bao nhiêu tuổi. Nếu em còn trẻ, chưa lập gia đình thì chuyện mộng tinh là chuyện sinh lý bình thường. Nếu bị mất tinh trùng nhiều và/hoặc thường xuyên... Xem thêm
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Chào em, thận ứ nước tức là có tắc nghẽn từ bể thận, niệu quản cho tới bàng quang và đường ra của bàng quang (niệu đạo), có thể do bên trong đường tiết niệu (khối u, sỏi), do đường tiết niệu (bị chít hẹp), hoặc do chèn ép từ bên ngoài. Một số trường hợp có thể thận bị ứ nước bẩm sinh, tức là bị từ lúc nhỏ nhưng không được phát hiện kịp thời, như hẹp vị trí nối bể thận - niệu quản, nếu để lâu cũng khó hồi phục dù được phẫu thuật tạo hình vị trí hẹp. Nên nếu em có thận ứ nước thì cần đi khám sớm để tìm nguyên nhân, điều trị kịp thời tránh để lâu sẽ gây hỏng quả thận bên bị ứ nước, thậm chí bị suy thận mạn tính. Thừa cân và béo phì không phải là nguyên nhân gây thận ứ nước nhưng cũng cần điều chỉnh sớm vì sẽ gây khá nhiều bệnh về chuyển hóa như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường và nguy cơ bị suy thận tăng lên.
    Chào em, thận ứ nước tức là có tắc nghẽn từ bể thận, niệu quản cho tới bàng quang và đường ra của bàng quang (niệu đạo), có thể do bên trong đường tiết niệu (khối... Xem thêm
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Nếu em không làm tổn thương dương vật (ví dụ như thủ dâm) và không có quan hệ tình dục không an toàn (ví dụ như không mang bao cao su), chỉ có ngứa mà không đái đục, đái buốt đái rắt, nước tiểu không hôi thì em cần chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục nhé. Tạm thời em chú ý rửa sạch sẽ dương vật, có thể mua các dung dịch vệ sinh dành cho nam giới, mua thêm chai nước muối sinh lý để vệ sinh dương vật, chú ý uống đủ nước, tắm xong cần lấy máy sấy để sấy khô, tránh mặc quần lót quá chật và thường xuyên. Nếu không đỡ em cần đi khám chuyên khoa Tiết niệu hoặc Da liễu nhé.
    Nếu em không làm tổn thương dương vật (ví dụ như thủ dâm) và không có quan hệ tình dục không an toàn (ví dụ như không mang bao cao su), chỉ có ngứa mà không đái đục, đái... Xem thêm
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Em cho bé đi khám chuyên khoa Nhi đi nhé, gồm chuyên khoa Hô hấp nhi để tìm nguyên nhân và điều trị tình trạng khò khè (ví dụ như viêm tiểu phế quản, hen, ...) điều trị sớm, sau đó sẽ xử lý tình trạng tinh hoàn ẩn sau.
    Em cho bé đi khám chuyên khoa Nhi đi nhé, gồm chuyên khoa Hô hấp nhi để tìm nguyên nhân và điều trị tình trạng khò khè (ví dụ như viêm tiểu phế quản, hen, ...) điều trị... Xem thêm
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Sỏi niệu quản 1/3 trên khoảng 1.5 cm thì đầu tiên có thể tán sỏi ngoài cơ thể trước (nếu chụp phim X quang lên thấy sỏi cản quan) là biện pháp không xâm lấn (không phải rạch da) và rẻ nhất, cũng được bảo hiểm y tế chi trả. Nếu sỏi không cản quang, hoặc tán sỏi ngoài cơ thể thất bại hoặc với cơ sở y tế không có máy tán sỏi ngoài cơ thể thì có thể mổ nội soi để lấy sỏi, hoặc tán sỏi nội soi, khi đó sẽ tốn kém hơn. Bác có thể đến bệnh viện tỉnh khám và xin tư vấn trước nhé.
    Sỏi niệu quản 1/3 trên khoảng 1.5 cm thì đầu tiên có thể tán sỏi ngoài cơ thể trước (nếu chụp phim X quang lên thấy sỏi cản quan) là biện pháp không xâm lấn (không phải... Xem thêm
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

    Giảng viên Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai.

    Em nên đến Bệnh viện Trung ương Huế hoặc Bệnh viện Đại học Y Dược Huế đăng ký khám chuyên khoa Thận - Tiết niệu để khám làm, xét nghiệm cụ thể và có chẩn đoán chính xác nhé. Các thuốc điều trị tiểu dầm và tiểu đêm đều có những tác dụng không mong muốn nên cần được chỉ định đúng. Hiện tại em cần tránh sử dụng những chất kích thích như trà, cà phê, đồ cay nóng. Buổi tối cần hạn chế uống nước đặc biệt là trước khi đi ngủ không uống nước, tránh làm tăng lượng nước tiểu vào ban đêm.
    Em nên đến Bệnh viện Trung ương Huế hoặc Bệnh viện Đại học Y Dược Huế đăng ký khám chuyên khoa Thận - Tiết niệu để khám làm, xét nghiệm cụ thể và có chẩn đoán... Xem thêm

Nhận xét về Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh

Bạn đã sử dụng dịch vụ của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh ? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với cộng đồng.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe và chuyên môn, vui lòng chuyển sang trang Hỏi Bác sĩ để được tư vấn miễn phí.