Bà bầu uống nước sâm được không?



Không ngoa khi nói rằng nhân sâm là loại thần dược cho mọi người từ già đến trẻ, từ bổ sung dưỡng chất cho người khỏe cho đến tẩm bổ cho người bệnh.  Tuy nhiên, bầu uống nước sâm được không? vẫn là vấn đề gây băn khoăn khá nhiều.



Công dụng của nhân sâm



Nhân sâm là cây thảo dược lâu năm mọc hoang trong tự nhiên hoặc được trồng ở những vùng cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh. Theo Đông y, củ sâm có vị ngọt hơi đắng và chứa lượng lớn thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.





Sâm có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng





 



Sâm là vị thuốc quý hiếm, khá khó trồng và bảo quản. Hiện nay, có rất nhiều cách sử dụng nhằm giữ gìn trọn vẹn nhất những giá trị dinh dưỡng có trong cây thuốc này. Đôi khi người ta sẽ dùng lá và thân sâm phơi khô. Nhưng bộ phận được nhiều người sử dụng nhất vẫn là rễ sâm. Củ sâm có thể được sử dụng tươi lẫn phơi khô. Có rất nhiều rễ sâm khô được điều chế thành thuốc, viên nang đặc hiệu, hoặc chiết xuất thành các sản phẩm khác, làm thành tinh dầu, kem bôi, trà,...



Xem thêm: Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?



 



Theo y học cổ truyền, từ lâu nhân sâm đã được sử dụng rộng rãi trong những bài thuốc Đông y với vai trò không thể thay thế được. Loài thảo dược này được cho là có tác dụng giúp 





  • Tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại sự mệt mỏi và góp phần giảm căng thẳng, tăng sự tập trung.




  • Ngăn ngừa lão hóa, chống lại quá trình oxy hóa, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào, duy trì tuổi thanh xuân.




  • Hỗ trợ quá trình lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu,  giúp trị các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp.




  • Có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện giấc ngủ và giải quyết những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới.




  • Bình thường hóa chức năng hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, giải độc, ngăn ngừa các bệnh về da.




  • Góp phần giảm khả năng mắc ung thư, tiểu đường, đau dạ dày,...





Bà bầu uống nước sâm được không?



Nhìn chung, sâm cùng các thực phẩm liên quan như trà sâm, cháo sâm, gà hầm sâm,... có vẻ như là phương thuốc hoàn hảo cho mẹ bầu khi trải qua một quá trình thai kỳ khó khăn. 



Để trả lời cho câu hỏi bầu uống nước sâm được không?, hiện đã có rất nhiều nghiên cứu uy tín được tiến hành. Kết quả đã chứng minh rằng, mặc dù có hiệu quả tuyệt vời nhưng việc sử dụng nước sâm trong thời kỳ mang thai được đánh giá là không an toàn cho thai phụ lẫn thai nho.





 Bà bầu uống nước sâm được không?



Các nhà khoa học cảnh báo rằng, trong những giai đoạn đầu thai kỳ, phụ nữ nên thận trọng khi sử dụng sâm cùng các sản phẩm liên quan. Tạp chí Human Reproduction công bố rằng đã tìm thấy trong củ sâm một chất mang tên ginsenoside Rb1. Nghiên cứu cho thấy, hợp chất này là một trong những tác nhân chính gây nên sự bất thường trên phôi của chuột thí nghiệm.



Theo quan niệm của lĩnh vực y học cổ truyền, củ nhân sâm là dược phẩm có tính “nóng”. Trong khi đó thể chất thai phụ lại là “dương khí thịnh vượng, âm huyết suy yếu”. Nếu mẹ bầu dùng nước sâm sẽ dẫn đến tình trạng dư khí, gây hỏa vượng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và con.



Những tác hại khi thai phụ uống nước sâm trong thời gian mang thai:





  • Gây dị tật cho thai nhi: Chất Ginsenoside trong củ sâm có khả năng gây ra những bất ổn trong sự phát triển các chi, mắt và não của thai nhi trong quá trình hình thành và phát triển




  • Làm loãng máu: do củ sâm sẽ hạn chế cơ thể sản sinh ra chất làm đông máu. Hậu quả là thai phụ có thể bị băng huyết hoặc nhiều biến chứng sản khoa liên quan




  • Gây mất ngủ: vì tác dụng của nước sâm là  duy trì tỉnh táo cho người dùng. Nhưng mẹ bầu trong thời gian mang thai lại cần giấc ngủ chất lượng.




  • Tăng nguy cơ bị tiểu đường: bà bầu khi sử dụng nước sâm sẽ làm cho lượng đường trong máu bị mất cân bằng, gây ra bệnh tiểu đường, chóng mặt thậm chí nguy hiểm hơn là hạ nhịp tim.




  • Triệu chứng ốm nghén nặng hơn: Trong thời gian mang thai, nội tiết tố sẽ thay đổi gây ra chứng ốm nghén, mệt mỏi trong người,... Những điều này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu thai phụ dùng quá nhiều nước sâm.




  • Nóng trong người: nhiều quan niệm sai lầm cho rằng nước nhân sâm sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt. Tuy nhiên, sâm là củ có tính nóng, nếu sử dụng sẽ làm cơ thể khó chịu và bức bối hơn




  • Làm khô miệng: vì nước sâm có chứa loại enzyme hạn chế hoạt động của tuyến nước bọt. 




  • Khi bà bầu uống nước sâm nhiều sẽ gây co bóp tử cung, tăng tình trạng nôn mửa, ảnh hưởng đến thai nhi.





Mặc dù thai phụ không uống được nước sâm, nhưng gia đình có thể chuẩn bị sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan để bồi bổ cho người lớn tuổi trong nhà. Hoặc những người chăm sóc thai phụ lúc này cũng cần được tẩm bổ và chăm sóc để đảm bảo sức khỏe đầy đủ để chăm sóc cả mẹ và con.



Là đơn vị kinh doanh sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan lâu năm trên thị trường, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) là một trong những địa chỉ được nhiều người tiêu dùng gửi gắm lòng tin. Chất lượng sản phẩm tại đây được đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các mặt hàng đa dạng, giá cả hợp lý, quy trình chăm sóc khách hàng tận tâm, tên tuổi của thương hiệu sâm Ngọc Linh MHG đang ngày càng phát triển.





Thành tựu nổi bật của MHG trong năm 2021: Top 30 Doanh nghiệp tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.



MHG cũng là nơi được nhiều thai phụ đến để tìm mua những sản phẩm về sâm Ngọc Linh quý hiếm như củ sâm tươi, nước sâm, trà sâm, rượu sâm,... Mục đích là để tẩm bổ cho người trong nhà và nửa kia của mình, để cùng mẹ bầu kề vai sát cánh, chuẩn bị trong khoảng thời gian đón chào thành viên mới của gia đình.



Trên đây là những kết quả đáng tin cậy xoay quanh câu hỏi bầu uống nước sâm được không? Do đó, người dùng có nhu cầu cần chú ý khi muốn cho bà bầu sử dụng sâm và các sản phẩm liên quan.





 


Trả lời

Gửi trả lời

App Tdoctor dành cho bệnh nhân

App Tdoctor dành cho Bác sĩ