“Mấy ngày gần đây, mỗi khi ăn xong là phần bụng trên của tôi lại có cảm giác khó chịu và nóng rát. Cảm giác này chỉ kéo dài khoảng 30 phút đến một tiếng đôi khi còn gây cho tôi cảm giác buồn nôn. Xin hỏi, tình trạng của tôi có phải là do trào ngược axit dạ dày gây ra không? Và tôi cần làm gì để giảm bớt triệu chứng này? Rất mong nhận được tư vấn từ bác sĩ. Xin cảm ơn”.

(Anh L.H.T – 34 tuổi – Gò Vấp)

Chào anh!.

Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho chuyên mục. Cảm giác khó chịu và buồn nôn sau khi ăn là do hệ thống thần kinh trung ương chi phối. Nếu không phải bắt nguồn từ những yếu tố khách quan như thai nghén hay ngửi phải mùi hôi, tanh… thì đây là biểu hiện của một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, tắc ruột, trào ngược axit dạ dày….

Dựa vào những mô tả của anh, chúng tôi nhận thấy về tính chất cũng như vị trí đau không tiêu biểu cho chứng trào ngược axit dạ dày mà đây có thể chỉ đơn thuần là đợt viêm dạ dày cấp.

Do các bệnh về đường tiêu hóa thường có biểu hiện tương đối phổ biến và giống nhau như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn ói… nên để chẩn đoán chính xác 100% qua lời khai từ bệnh nhân rất khó, chỉ khi tiến hành một số chẩn đoán phân biệt như siêu âm, xét nghiệm, Chụp CT thì mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Hướng giải quyết

Thời gian đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và giải quyết những vấn đề trên. Nếu đây là lần đầu tiên anh gặp các triệu chứng trên thì bệnh chỉ mới phát và phần nhiều nguyên nhân gây bệnh còn nhẹ, có thể khắc phục được.

Để giảm đau trong trường hợp này, anh có thể sử dụng một số thuốc kháng axit như: Pepsan, Maalox, Phosphalugel… Đồng thời, nhằm giảm bớt lượng axit ở dạ dày gây ra cảm giác ợ nóng, bác sĩ sẽ sử dụng một số thuốc giúp giảm tiết axit, thông thường nhất là nhóm ức chế bơm proton như lanzoprazol hay omeprazol. Nếu không có kết quả, hoặc diễn tiến bệnh kéo dài và thường xuyên tái phát thì cần tiến hành một số chẩn đoán lâm sàng để tìm ra nguyên nhân sâu xa.

Tóm lại, anh có thể sử dụng các loại thuốc kể trên trong 3-5 ngày để theo dõi tình hình, đây đều là những loại thuốc được xếp vào nhóm không cần kê toa từ bác sĩ, song anh cần chú ý sử dụng theo hướng dẫn từ dược sĩ. Nếu sau thời gian này bệnh vẫn không thuyên giảm, anh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác hơn.

Chúc anh sớm khỏe. Thân chào!.

Trả lời

Gửi trả lời

App Tdoctor dành cho bệnh nhân

App Tdoctor dành cho Bác sĩ

Whoops, looks like something went wrong.