TẠI SAO PHẢI NHỊN ĂN UỐNG TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT LỚN
TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG
Các phẫu thuật hoặc thủ thuật lớn là những loại phẫu thuật có thể sử dụng các phương pháp vô cảm bằng gây mê toàn thân hoặc tiền mê như:
– Nâng ngực, căng da bụng, hút mỡ bụng…
– Mổ sinh, mổ cắt tử cung, bóc nhân xơ tử cung, u nang buồng trứng
– Chọc hút trứng trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm.
Nếu người bệnh chuẩn bị sẽ trải qua một cuộc phẫu thuật cần gây mê, bác sĩ sẽ khuyên nên ngừng ăn uống từ lúc nửa đêm đến trước khi phẫu thuật. Đây là nguyên tắc thường được khuyến khích bởi các bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật trong ít nhất vài thập kỷ qua. Khi gây mê hoặc do tác dụng phụ của các thuốc được sử dụng trong suốt quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ có thể bị nôn ói. Nếu không tuân thủ nguyên tắc nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật, các thức ăn đã được ăn vào trong dạ dày chưa được tiêu hóa kịp có thể trào ngược ra trở lại. Lúc này, người bệnh có thể hít các chất này vào đường thở gây tắt đường hô hấp, viêm phổi hít rất nguy hiểm. Quy tắc này được tạo ra như là một biện pháp phòng ngừa an toàn cho người bệnh để đảm bảo dạ dày của người bệnh hầu như trống rỗng trước khi thực hiện một số loại phẫu thuật.
Tuy nhiên, nguyên tắc nhịn ăn uống từ lúc nửa đêm trước khi phẫu thuật thường được đưa ra một cách chung chung, không quan tâm đến đến loại phẫu thuật, thời gian tiến hành phẫu thuật vào ngày hôm sau, tình trạng sức khoẻ của người bệnh hoặc. Điều này gây nên một số bất hợp lý. Trong thực tế, một số người bệnh khi được thực hiện một số tiểu phẫu thuật (như mổ một bướu nhỏ ở tay, cấy que tránh thai…) chỉ cần gây tê tại chỗ đã được hướng dẫn theo một cách khác. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể ăn uống ngay cả trước khi phẫu thuật mà vẫn an toàn. Vậy đâu là hướng dẫn đúng nhất dành cho người bệnh?
Quá trình gây mê tê diễn ra như thế nào?
Gây mê tê là sự sử dụng của các thuốc cho người bệnh để vô cảm một vùng đặc biệt của cơ thể (gây tê cục bộ) hoặc làm cho người bệnh hoàn toàn vô thức (gây mê toàn thân) để bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện một số phẫu thuật trên người bệnh.
Trước khi các phương pháp gây vô cảm hiện đại được phát minh, các bác sĩ đã phải thực hiện các thủ thuật trong tình trạng người bệnh đau đớn cắt cụt chi, nhổ răng và khâu vết thương…Để giảm đau cho người bệnh, các bác sĩ thời bấy giờ không biết cách nào khác ngoài việc cho người bệnh uống rượu whisky hoặc thậm chí có thể sử dụng thuốc phiện.
Ngày nay, người bệnh không còn phải sử dụng rượu whisky để giảm đau nữa mà thay vào đó được sử dụng của các loại thuốc gây tê hoặc gây mê toàn thân, làm cho cuộc phẫu thuật hoàn toàn không đau và an toàn hơn nhiều.Thuốc các thuốc này có tính an toàn và có ít phản ứng phụ.
Nhịn ăn uống từ nửa đêm (NPO- nil per os, Nothing by mouth)
Quan điểm nhịn ăn uống từ lúc nửa đêm trước phẫu thuật đã được đưa ra trong những năm 1950 khi có những báo cáo về cái chết của hai phụ nữ mang thai trong quá trình sinh. Những phụ nữ này đã chết trong quá trình sinh khi các chất trong dạ dày của họ bị trào ngược và bị hít vào đường hô hấp.
NPO là viết tắt của “nil per os”, một cụm từ tiếng Latin có nghĩa là “không gì cả bằng miệng “. Ý tưởng là khi nhịn ăn ít nhất tám tiếng đồng hồ trước khi phẫu thuật, dạ dày của người bệnh hầu như trống rỗng, làm cho khả năng người bệnh hít các chất từ đường tiêu hóa khi được gây mê ít hơn nhiều. Một lý do thứ hai là người bệnh ít có khả năng bị nôn do thuốc gây mê trong suốt quá trình phẫu thuật nếu dạ dày trống rỗng.
Tuy nhiên, việcnhịn ăn uống từ lúc nửa đêm trước phẫu thuật không phải lúc nào cũng làm cho dạ dày của người bệnh được trống hoàn toàn và không phù hợp với tất cả các loại phẫu thuật. Trong quy trình phẫu thuật trước đây, người bệnh sẽ phải nghỉ qua đêm trong bệnh viện trước khi phẫu thuật và sẽ được đưa vào phòng mổ lúc bình minh, làm cho việc nhịn ăn uống từ nửa đêm có thể thực hiện được. Ngày nay, hầu hết các ca phẫu thuật được chuẩn bị trước mổ trong giai đoạn ngoại trú. Điều này có nghĩa là người bệnh ở nhà vào đêm trước khi phẫu thuật. Việc để một người bệnh bắt đầu nhịn ăn uống từ lúc nửa đêm cho đến khi cuộc phẫu thuật bắt đầu lúc 3 giờ chiều ngày hôm sau có thể nói là quá dài và có phần bất hợp lý.
Nhịn ăn 8 giờ và nhịn uống 2 giờ trước phẫu thuật
Vào khoảng cuối thế kỷ 20, khoảng ba mươi nghiên cứu đã được công bố cho thấy các người bệnh uống các chất lỏng cho đến 2 giờ trước phẫu thuật có dạ dày trống hơn so với những người đã nhịn ăn từ tối hôm trước. Các nghiên cứu này chống lại quan điểmtrước đây rằngnhịn ăn uống từ lúc nửa đêm là hiệu quả nhất để chuẩn bị cho người bệnh phẫu thuật. Sau khi nghiên cứu lại, người ta thấy rằng để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật, nhiều người bệnh sẽ ăn bữa tối ngay trước nửa đêm. Bữa ăn đó sau đó sẽ vẫn còn trong dạ dày của họ qua đêm, hầu như được tiêu hóa vào thời điểm họ đến bệnh viện để chuẩn bị phẫu thuật. Đối với nhiều bệnh nhân, việc uống nước vào buổi sáng phẫu thuật có thể làm giảm cảm giác sợ hãi của họ trước phẫu thuật.
Dựa trên y học chứng cứ ngày nay, nhiều bác sĩ gây mê đang thay đổi hướng dẫn của họ về việc nhịn ăn trước khi phẫu thuật. Một số nghiên cứu nổi bật đã được tiến hành trong những năm gần đây cho thấy việc cho phép người bệnh uống chất lỏng cho đến hai giờ trước khi phẫu thuật không làm tăng nguy cơ hít các các chất trong đường tiêu hóa vào đường thở hoặc biến chứng khác. Người bệnh được uống nước rõ ràng sẽ cảm thấy ít lo lắng hơn, lượng dịch cần phải truyền ít hơn hơn trong và sau phẫu thuật. Nhiều người bệnh cũng có cảm giác tốt hơn, không cảm thấy căng thẳng như những trường hợp nhịn ăn uống từ nửa đêm trước phẫu thuật.
Hướng dẫn mới của Hiệp Hội gây mê Hoa kỳ 2017
Trước khi phẫu thuật, người bệnh nên nhịn ăn các thức ăn đặc ít nhất 8 giờ trước phẫu thuật nhưng vẫn có thể uống các chất lỏng trong cho đến 2 giờ trước khi làm thủ thuật. Chất lỏng trong suốt bao gồm nước suối, nước trái cây, cà phê và trà không có sữa. Tuyệt đối không uống rượu bia trước phẫu thuật. Do hàm lượng chất đạm và chất béo cao trong sữa công thức, người bệnh nên nhịn uống sữa công thức sáu giờ trước khi phẫu thuật vì sữa công thức cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn các chất lỏng khác.
Đặc biệt, nếu người bệnh không thể nhịn đói để đợi đến thời điểm phẫu thuật (thời điểm bắt đầu phẫu thuật chậm hơn nhiều so với dự kiến do nhiều nguyên nhân như bệnh đông, xuất hiện các ca mổ cấp cứu cần phải thực hiện trước ca của mình…) hoặc cảm thấy phải ăn thứ gì đó trong vòng 8 giờ trước khi phẫu thuật (thai phụ), người bệnh cần được tư vấn bởi bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gây mê. Lúc này, bánh mì nướng hoặc bánh quy là có thể sử dụng vì chúng khá dễ tiêu hóa hơn so với các loại thức ăn khác.
TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG
GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA