Các cụ nhà ta xưa đã đúc kết: “Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”. Khoan bàn đến vấn đề “ăn được’ thì việc “ngủ được’ có vai trò đặc biệt quan trọng đến chất lượng cuộc sống, cũng như sức khỏe, tâm sinh lý của mỗi người. Giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian trong quỹ thời gian cuộc đời trung bình của mỗi người. Trong đó giấc ngủ chia 2 giai đoạn: ngủ nông và ngủ sâu. Ngủ nông chiếm ¼ thời lượng giấc ngủ, khi đó con người chưa thực sự đi vào giấc ngủ, hay mơ màng, dễ tỉnh. Còn ngủ sâu chiếm ¾ thời lượng giấc ngủ của mỗi người, không mơ màng, khó tỉnh. Khi ngủ sâu hocmoon tiết ra chất để phục hồi các tế bào hư tổn, não được nghỉ ngơi, tế bào não được phục hồi hệ thần kinh trung ương. Giấc ngủ cần thiết để ổn định hoạt động sinh lý của cơ thể để khôi phục sức khỏe. Người bị rối loạn giấc ngủ là thời gian ngủ nông tăng lên và thời gian ngủ sâu giảm xuống. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến rối loạn giấc ngủ, hậu quả và hướng điều trị là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Nguyên nhân

Có 2 nguyên nhân cơ bản là do sinh hoạt và do thực thể

  • Do sinh hoạt:

+ Căng thẳng tâm lý do áp lực công việc, gia đình

+ Sử dụng chất kích thích vào buổi tối như rượu, chè, café…

+ Môi trường phong ngủ nhiều tiếng ồn, không thoáng đãng ,sạch sẽ..

+Sinh hoạt giờ giấc ăn ngủ không ổn định

  • Do thực thể

+ Bệnh cơ thể: Tim mạch, tiểu đường, hô hấp, tiểu đêm, các bệnh mãn tính như đau đầu, đau lưng, khớp, dị ứng

+ Bệnh nhân rối loạn tâm thần

Hậu quả

 Bệnh rối loạn  giấc ngủ đầu tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hành vi, sinh hoạt của mỗi người. Nếu để kéo dài thì hậu quả là rất nghiêm trọng

+ Rối loạn trí nhớ, rối loạn hành vi, mất khả năng tập trung

+ Tâm thần phân liệt

+ Trầm cảm

+ Đặc biệt là còn dẫn đến hành vi mất kiểm soát như  có ý muốn tự sát hay nặng nề hơn là hành vi tự sát

Điều trị

Bệnh sẽ được giải quyết triệt để nếu chúng ta tìm ra đúng nguyên nhân và giải quyết từ nguyên nhân gốc rễ của bệnh

+ Bệnh do căng thẳng tâm lý công việc, gia đình thì người bệnh phải biết cách sắp xếp điều chỉnh công việc, gia đình sao cho khoa học hợp lý. Cần sự giúp đỡ của những người thân, đồng nghiệp để ổn định lại giấc ngủ. Người bệnh có thể tìm đến phương pháp điều trị bằng tập khí công và yoga để cân bằng lại cuộc sống

+ Bệnh do cơ thể cũng phải được xác định đúng bằng cách đến các cơ sở y tế để xác định bệnh và điều trị bệnh thì giấc ngủ sẽ đến

+Tạo môi trường thoáng đãng, sạch sẽ không tiếng ồn để có giấc ngủ chất lượng

+ Nên tạo cho mình thói quen ngủ đúng giờ và không dùng chất kích thích hay ăn no  trước khi đi ngủ

Chúc các bạn có được một giấc ngủ chất lượng!

Báo động bệnh trầm cảm tuổi teen

  • Theo nghiên cứu, một nửa các bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14 nhưng phần lớn đều không được phát hiện hay điều trị. Trong đó, trầm cảm được xem là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh, thiếu niên. Tự sát là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong nhóm độ tuổi từ 15-29
  • Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), khoảng 8% – 29% trẻ em vị thành niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Rối loạn tâm thần được định nghĩa là sự kết hợp của những suy nghĩ bất thường, quan niệm, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ với người khác. Ngoài những rối loạn về mặt sinh học (chứng trầm cảm, rối loạn tâm thần lưỡng cực, tâm thần phân liệt…), sức khỏe tâm thần, cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố tâm lý xã hội gây căng thẳng.
  • Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu trong nước, 87% số trẻ em trong mẫu nghiên cứu có vấn đề về tâm lý. Nghiên cứu với 202 trẻ em, trong đó có 22,8% số trẻ em trầm cảm; 23,7% số trẻ muốn tự tử; 10,4% tâm thần; 4% tự kỷ và 2,5% lo âu.

Một số biểu hiện bệnh trầm cảm tuổi teen

  • Cảm giác buồn phiền, khó chịu và hay có cảm giác thất vọng, tức giận
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Thay đổi khẩu vị. Trầm cảm thường gây ra sự thèm ăn giảm và mất trọng lượng, nhưng ở một số người làm tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.
  • Chậm suy nghĩ, nói hoặc cử động cơ thể.
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, định hình về sự thất bại trong quá khứ hay đổ lỗi cho bản thân khi mọi việc không đúng.
  • Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.
  • Bị  đau lưng hay đau đầu không rõ nguyên nhân
  • Vấn đề hành vi gây rối, đặc biệt ở bạn trai.

Các phương pháp điều trị

  • Trước tiên bạn không được chủ quan và coi thường căn bệnh trầm cảm. Phụ huynh đưa trẻ đến gặp bá sĩ và chuyên gia. Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng trầm cảm, bao gồm các biện pháp trị liệu khác nhau, sử dụng thuốc hoặc thay đổi lối sống giúp bạn thấy yêu thương bản thân trở lại đây.
  • Nếu có trầm cảm nặng, bác sĩ, người thân hoặc người giám hộ có thể cần phải hướng dẫn chăm sóc cho đến khi đủ tốt. Có thể cần ở lại bệnh viện hoặc có thể cần phải tham gia vào một chương trình điều trị ngoại trú cho đến khi các triệu chứng cải thiện. Thông thường bác sĩ sẽ cho kết hợp các phương pháp điều trị.
  • Trị liệu tâm lý: Gặp các chuyên gia tư vấn.
  • Trị liệu sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Chơi thể thao nhiều hơn, ăn ngủ đúng giờ… 
  • Việc điều trị đòi hỏi cần sự nỗ lực chăm sóc từ phía gia đình.

Bạn hãy là người đầu tiên hỏi phòng khám!

Nhận xét về Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội

Bạn đã sử dụng dịch vụ của phòng khám Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với cộng đồng.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe và chuyên môn, vui lòng chuyển sang trang Hỏi Bác sĩ để được tư vấn miễn phí.

Đánh Giá: