Tóm tắt bệnh Viêm gan B

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B là bệnh nhiễm trùng do virut, gây tổn thương gan. Virut viêm gan B lây lan qua đường máu, đường tình dục hoặc do mẹ truyền sang con. Hiện có vắc-xin ngừa viêm gan B.

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 6 tuần đến 6 tháng sau khi bị nhiễm virut, trung bình là 3-4 tháng. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, chán ăn, sốt, buồn nôn và đau bụng. Một số người bị vàng da, vàng mắt.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán.

  • Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT hoặc PTT), công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và xét nghiệm đo thời gian Prothrombin.

Điều trị

Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan B. Có thể điều trị viêm gan B mãn tính bằng thuốc Interferon alpha hoặc thuốc kháng virut như Entecavir hay Tenofovir. Một số trường hợp bệnh gây suy gan có thể được chỉ định ghép gan.

Tổng quan bệnh Viêm gan B

Viêm gan B là bệnh do virut viêm gan B (HBV) gây ra.

Mô tả

Đa số gặp ở người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B 'cấp tính' trong thời gian ngắn.

Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh này thì đều bị nhiễm bệnh viêm gan B.

Khi bạn nhiễm HBV từ 6 tháng trở lên, bạn được coi là mắc bệnh mãn tính.

Phân loại giai đoạn viêm gan B

  • Viêm gan cấp tính: Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn nôn, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là người nghiện thuốc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.

  • Viêm gan mãn tính: Phần lớn khi bị viêm mãn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số bị viêm mãn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan. Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, mạch máu hình mạng nhện. Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú to như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormon giới tính).

Đối tượng dễ mắc viêm gan B

Nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc bệnh viêm gan B là do thiếu hiểu biết. Theo thống kê cho biết, người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao nhất. Nguyên nhân là do họ có khả năng miễn dịch thấp, dễ bị virut xâm nhập. Vì vậy phải có những hiểu biết đúng đắn từ đó có biện pháp phòng chữa thật tốt.

  • Người lớn tuổi: Cơ quan bên trong của cơ thể sẽ bị lão hóa dần dần khi chúng ta già đi, trong đó gan là cơ quan mà chúng ta thấy sự thay đổi rõ rệt nhất. Như vậy chức năng giúp gan hấp thụ dinh dưỡng, chuyển hóa các chất trong cơ thể cũng như là giải độc gan sẽ suy giảm, khi đó các tế bào gan sẽ có biểu hiện của sự già hóa ở những mức độ khác nhau. Sau khi gan bị tổn thương sẽ làm khả năng hồi phục kém đi, đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Do vậy, người lớn tuổi có nguy cơ bệnh rất cao.

  • Trẻ em: Gan của trẻ em so với người lớn thì lượng máu cung cấp rất dồi dào, khả năng tái tạo tế bào gan mạnh, nhưng hệ miễn dịch ở trẻ em lại chưa trưởng thành không thể loại bỏ những virut nhanh chóng. Do vậy, virut sẽ ở lại trong các tế bào của cơ thể sinh sôi và trẻ em lại trở thành nạn nhân của virut viêm gan B.

  • Phụ nữ mang thai: Theo chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai dễ nhiễm bệnh hơn so với những người bình thường khác. Nguyên nhân chính là do khi mang thai đứa trẻ trong bụng sẽ cần mẹ cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, khả năng kháng thể trong cơ thể của người mẹ cũng vì vậy mà giảm đi, khi virut xâm nhập sẽ không đủ khả năng để chống lại. Điều này đồng nghĩa với việc không những người mẹ là nạn nhân, mà tới cả đứa con trong bụng cũng là nạn nhân của viêm gan B.

Con đường lây truyền chủ yếu của viêm gan B chủ yếu qua máu, truyền từ mẹ sang con, quan hệ tình dục… Muốn phòng chống viêm gan B thì chúng ta phải nắm rõ những con người lây truyền của nó, sau đó phải đi tiêm vacxin viêm gan B. Như vậy mới có thể phòng chống viêm gan B tốt nhất. Những người đã nhiễm viêm gan B phải có tinh thần lạc quan, tích cực chữa trị, tránh làm tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.

Điều trị bệnh

Điều trị viêm gan B bằng thuốc, theo dõi và tái khám.

  • Chỉ định điều trị:

    • Đối với bệnh nhân viêm gan virut B mãn tính có HBeAg dương tính và HBV DNA cao (> 105 copies/ml):

      • ALT bình thường: 3-6 tháng xét nghiệm ALT 1 lần, 6-12 tháng xét nghiệm HBeAg 1 lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi có ALT bình thường, tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.

      • ALT từ 1-2 lần so với bình thường: 3 tháng xét nghiệm ALT 1 lần, 6 tháng xét nghiệm HBeAg 1 lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi hoặc ALT tăng thường xuyên. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.

      • ALT >2 lần so với bình thường: Nếu có vàng da hoặc xơ gan mất bù điều trị ngay, nếu không có thể trì hoãn điều trị sau 6 tháng.

    • Đối với bệnh nhân viêm gan virut B mãn tính có HBeAg âm tính :

      • ALT bình thường có HBV DNA < 104 copies/ ml: 3 tháng xét nghiệm ALT 1 lần trong năm đầu, nếu không tăng sau đó 6-12 tháng xét nghiệm ALT 1 lần.

      • ALT từ 1-2 lần so với bình thường: 3 tháng xét nghiệm ALT và HBV DNA 1 lần, nếu nồng độ virut không thay đổi cần tiến hành sinh thiết gan đối với người trên 40 tuổi. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.

      • ALT >2 lần so với bình thường và HBV DNA ≥ 104 copies/ml: Tiến hành điều trị.

  • Thuốc: Các thuốc dẫn chất nucleotid:

    • Tenofovir: 300 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc thấp.

    • Entecavir: Liều dùng 0,5 mg/ngày, đối với bệnh nhân đã kháng lamivudine dùng liều 1 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm là 3%.

    • Telbivdine: Liều dùng 200 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm là 21%.

    • Adefovir Dipivoxil: liều dùng 10 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 1 năm là 11%, 5 năm là 20-29%.

    • Lamivudine: Liều dùng 100 mg/ngày. Đây là thuốc có tỉ lệ kháng thuốc cao nhất. Tỉ lệ kháng thuốc 14- 32% sau 1 năm và tỉ lệ này là 60-70% sau 5 năm.

  • Thời gian điều trị đối với nucleoside:

    • Nếu dùng thuốc 6 tháng mà HBV DNA giảm < 102 copie/ml thêm thuốc hoặc thay đổi thuốc.

    • Đối với bệnh nhân viêm gan virut B mãn tính có HBeAg dương tính: dùng đến khi chuyển đổi huyết thanh HBeAg âm tính và anti HBe dương tính và tiếp tục duy trì thuốc tối thiểu 6 tháng.

    • Đối với bệnh nhân viêm gan virut B mãn tính có HBeAg âm tính: dùng đến khi nào mất HBsAg.

    • Đối bệnh nhân xơ gan mất bù hoặc tái phát sau điều trị đủ liệu trình hoặc sau ghép gan thì dùng suốt đời.

  • Các Interferon và Peg- interferon: Ít hiệu quả đối với người châu Á.

    • Interferone µ: Dùng điều trị 24 tuần với HBeAg dương tính, tối thiểu 12 tháng với HBeAg âm tính. Tác dụng đối genotype A tốt hơn genotype B ít hiệu quả với genotype C. Người Việt Nam phần lớn là genotyp B, C do vậy ít tác dụng khi dùng interferon hoặc Peg-interferon.

    • Đối với với HBeAg dương tính: Peginterferone µ2a dùng 180 mg/tuần trong 48 tuần cho thấy có 27% đảo huyết thanh và 29% đối với dùng Peginterferone µ2b.

    • Đối với với HBeAg âm tính: Peginterferone µ2a dùng 180 mg/tuần trong 48 tuần cho thấy có 15% bệnh nhân có tỉ lệ ALT bình thường tại tuần 72 và HBV DNA vẫn phát hiện được tuy nhiên ở nồng độ thấp.

  • Điều trị hỗ trợ:

    • Theo dõi và tái khám.

    • Các chỉ số theo dõi:

      • ALT, HBV DNA, HbeAg, AntiHBe, aFP.

      • Siêu âm bụng.

    • Tái khám:

      • Sau 1- 3 tháng.

Các câu hỏi liên quan bệnh Viêm gan B