Thần kinh
6 kiểu căng thẳng và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe bạn nên biết để có phương pháp ứng khó kịp thời
Trong cuộc sống bận rộn và đầy rẫy áp lực hiện nay, mọi người luôn phải chạy đua theo đuổi hết thứ này đến thứ khác. Do vậy cảm giác căng thẳng đã trở nên khá phổ biến.
Căng thẳng luôn mang tính chủ quan. Nó có thể là tình trạng tạm thời do một sự kiện hay giai đoạn nào đó bạn đang trải qua và cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường sau khi vượt qua. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, căng thẳng có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng như trầm cảm, bệnh tim hoặc thậm chí huyết áp cao.
Dưới đây là một số loại căng thẳng bạn nên biết để có biện pháp kiểm soát phù hợp:
1. Căng thẳng cấp tính
Đây là dạng căng thẳng nghiêm trọng nhất đòi hỏi phản ứng tức thời của cơ thể trước một thách thức, sự kiện hoặc nhu cầu mới. Căng thẳng cấp tính không phải lúc nào cũng tiêu cực, chẳng hạn như trạng thái sợ hãi khi đang đi tàu lượn siêu tốc.
Căng thẳng cấp tính không phải lúc nào cũng tiêu cực, chẳng hạn như trạng thái sợ hãi khi đang đi tàu lượn siêu tốc. |
Căng thẳng cấp tính chỉ trở nên nguy hiểm khi là nạn nhân của tội phạm hoặc gặp phải tình huống đe dọa tính mạng. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc rối loạn căng thẳng cấp tính.
2. Căng thẳng cấp tính theo đợt
Sự xuất hiện thường xuyên của căng thẳng cấp tính được gọi là căng thẳng cấp tính từng đợt. Những người thường xuyên lo lắng, cáu kỉnh hoặc nóng nảy sẽ trải qua loại căng thẳng này. Họ luôn có cái nhìn tiêu cực về mọi thứ và lo lắng về mọi vấn đề từ nhỏ nhất.
Những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sẽ xảy ra ở những người bị căng thẳng cấp tính từng đợt. Những người này chấp nhận căng thẳng như một phần của cuộc sống và rất khó để họ thay đổi lối sống.
3. Căng thẳng mãn tính
Nếu căng thẳng cấp tính diễn ra trong một thời gian dài hơn, nó sẽ trở thành căng thẳng mãn tính. Loại căng thẳng này thường xuyên và không dễ dàng biến mất. Nó là kết quả của những rắc rối tài chính, một cuộc hôn nhân không hạnh phúc hoặc một công việc tồi tệ. Căng thẳng mãn tính có hại cho sức khỏe và có thể dẫn đến các bệnh như bệnh tim và trầm cảm.
4. Căng thẳng thể chất
Căng thẳng thể chất xảy ra do chấn thương, nhiễm trùng hoặc bất kỳ loại phẫu thuật nào. Bên cạnh đó, lao động thể chất cường độ cao, ô nhiễm môi trường, cung cấp oxy không đầy đủ, mệt mỏi, mất cân bằng nội tiết tố, mất nước, lạm dụng chất kích thích, các vấn đề về răng miệng cũng là những yếu tố gây ra căng thẳng thể chất.
5. Căng thẳng tâm lý
Điều này bao gồm căng thẳng cảm xúc do sợ hãi, thất vọng, buồn bã, tức giận và đau buồn. Nó cũng xảy ra khi căng thẳng nhận thức do ghen tị, chấp nhặt, lo lắng, các cơn hoảng loạn hoặc tự phê bình. Về cơ bản, nó đề cập đến các phản ứng cảm xúc và sinh lý khi một cá nhân gặp phải một tình huống nhất định.
Căng thẳng tâm lý bao gồm căng thẳng cảm xúc do sợ hãi, thất vọng, buồn bã, tức giận và đau buồn. |
6. Căng thẳng tâm lý xã hội
Sự căng thẳng này đến từ những khó khăn trong mối quan hệ hoặc hôn nhân. Đó có thể là mối quan hệ của nhân viên và người quản lý, anh chị em hoặc gia đình. Thiếu sự hỗ trợ của xã hội, mất việc làm, mất người thân và bị cô lập cũng có thể dẫn đến loại căng thẳng này.
Tình trạng căng thẳng có thể đến từ công việc hay cuộc sống cá nhân, cấp tính hoặc mãn tính. Ngay cả khi cơ thể nghỉ ngơi, tâm trí của chúng ta vẫn không ngừng suy nghĩ, điều này cuối cùng dẫn đến căng thẳng và cảm giác như có gánh nặng. Hiểu rõ đặc tính của từng loại căng thẳng, chúng ta cũng đỡ lo lắng hoặc có phương pháp ứng phó thích hợp.
Đừng ngại việc tham gia khám bệnh với chuyên gia tâm lý, hãy đặt khám bệnh online ngay!
0 bình luận