Sản Phụ Khoa
Đau bụng kinh có nên uống Panadol? Đau bụng kinh nên làm gì?
Đau bụng kinh là triệu chứng khó nói của chị em mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Chúng gây ra cảm giác đau bụng dưới và khiến thói quen sinh hoạt của các nàng bị đảo lộn. Nhiều quý cô đã sử dụng thuốc để át vía cơn đau đớn nhanh chóng. Vậy Đau bụng kinh có nên uống Panadol?
Liệu Đau bụng kinh có nên uống Panadol? Giai đoạn “đèn đỏ” của mỗi người phụ nữ lại có những trải nghiệm khác nhau. Có người không gặp bất kỳ triệu chứng nào đáng kể, người thì lại gặp phải các cơn đau “thấu tận mây xanh”, thậm chí phải nằm viện để chữa trị. Thuốc giảm đau Panadol dường như là sự cứu cánh hữu hiệu trong trường hợp này. TDoctor hy vọng sẽ giúp ích được các chị em qua bài viết sau đây.
Đau bụng kinh có nên uống Panadol?
Nếu uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, Panadol sẽ phát huy công hiệu cao đối với cơn đau bụng dưới dai dẳng, khó chịu mỗi khi chị em đến ngày hành kinh. Bởi chúng có hàm lượng Paracetamol cao - một hoạt chất giúp giảm đau tức thời.
Nhưng do sự tiện lợi, dễ mua bán, một số lượng lớn chị em không hề tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng Panadol dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, dùng quá liều lượng cho phép. Đau bụng kinh có nên uống Panadol được không? Các bác sĩ đầu ngành cho rằng: các quý cô rất dễ bị viêm âm đạo, nấm âm đạo nếu không sử dụng thuốc theo chỉ định của các chuyên gia y tế. Bởi thành phần Paracetamol sẽ diệt đi cả những vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo, gây hại đến sức khỏe sinh sản. Chính vì vậy, không được uống Panadol vô tội vạ mỗi khi bị đau bụng kinh mà phải đến thăm khám các bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể nhất.
Tác dụng phụ khi uống Panadol quá liều
-
Viêm loét dạ dày: Sử dụng thuốc Panadol trước khi ăn, hoặc sử dụng quá liều sẽ mang đến mầm mống cao bị viêm loét dạ dày. Khiến cơn đau bụng kinh của các chị em phụ nữ càng trở thành một cơn ác mộng.
-
Gây suy giảm chức năng các bộ phận trong cơ thể: Chất kháng sinh được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm bào mòn các chức năng của các nội tạng, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng tới gan, thận.
-
Gây rối loạn môi trường âm đạo: Dùng thuốc kháng sinh có thể khiến chị em mắc phải bệnh nấm Candida và viêm âm đạo dai dẳng không dứt, do Panadol sẽ làm diệt đi toàn bộ vi khuẩn trong âm đạo, thuốc sẽ vô tình diệt đi những vi khuẩn có lợi đối với cơ chế sinh sản của chị em phụ nữ.
-
Đối với những chị em bị viêm da cơ địa, viêm da mãn tính, thuốc có thể gây tác dụng phụ như dị ứng, nổi mẩn đỏ khắp chân tay, sưng phù cơ thể, khó thở, sốc phản vệ.
Chị em phụ nữ tuyệt đối không được tự ý dùng liều cao, uống quá 10 ngày đối với loại thuốc này, chỉ được sử dụng tối đa 3,9g/ngày. Tác dụng phụ khi uống Panadol quá liều sẽ gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như giảm huyết cầu và bạch cầu, tiểu cầu, thậm chí dẫn tới tử vong
Đau bụng kinh nên làm gì giúp giảm đau?
Nếu chị em đang ở trong tình thế quá đau đớn bởi cơn đau bụng kinh hoành hành thì thì có thể xem xét sử dụng Panadol để giảm đau ngay tức khắc. Theo góc độ chuyên môn, nếu cơn đau bụng kinh quá 10 ngày kể từ khi sử dụng thuốc mà không khỏi, ta nên đi thăm khám bác sĩ phụ khoa để tìm ra nguyên nhân, phát hiện sớm các bệnh lý ảnh hưởng đến sinh sản nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung….. để tránh dẫn đến nguy cơ vô sinh trước mắt.
Nếu chị em vẫn chưa khỏi đau bụng, hoặc không muốn phụ thuộc vào thuốc, hãy tham khảo các cách sau đây chỉ với chi phí 0 đồng:
Tay vuốt môi trên - phương pháp giảm đau bụng kinh dễ dàng:
Chị em khi bị đau bụng lâu không khỏi, có thế sử dụng phương pháp này. Dùng hai ngón trỏ ấn vào nhấn trung, chậm rãi, từ từ miết cả hai ngón về phía mép của môi. Lặp lại động tác cho đến khi bạn cảm thấy cơn đau đã giảm.
Chườm túi nước nóng - giảm cơn đau bụng kinh dai dẳng:
Nhà chị em nào chắc cũng sẽ có một túi chườm nóng đúng không nào? Chỉ cần đun nước tới nhiệt độ ấm vừa phải, bơm nước ấm vào túi chườm rồi sử dụng là bạn đã có thể giảm ngay cơn đau đớn rồi đó. Các bạn nữ có thể liên tục chườm đến khi cơn đau biến mất hẳn.
Tránh thực phẩm không lành mạnh
Một số loại thực phẩm có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn, trong khi những loại khác có thể giúp giảm cơn đau. Thức ăn mặn, nhiều chất béo và nhiều chất bột đường có thể gây sưng và viêm cổ tử cung, từ đó khiến cho các cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn. Phái đẹp cũng nên hạn chế tiêu thụ caffeine vì caffeine có thể thu hẹp các mạch máu, hạn chế lưu lượng máu đến tử cung và làm tăng các cơn đau bụng kinh. Mặt khác, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất có thể giúp giảm đau bụng kinh, đặc biệt là thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng như vitamin E, B1, B6, magiê, kẽm và axit béo omega-3 là rất tốt. Ví dụ về những thực phẩm này là rau xanh, các loại hạt, cá ngừ và cá béo như cá hồi.
Đau bụng kinh là cơn đau thông thường, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể liên quan đến các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Do đó, nếu cơn đau không được cải thiện thì tốt hơn hết các chị em nên đi khám bác sĩ để phát hiện ra sớm nhất các mầm mống gây bệnh về sau.
xem thêm: SỰ THẬT: Nhu cầu tình dục thay đổi như thế nào theo năm tháng?
Nếu các bạn vẫn còn bất kỳ những thắc mắc nào về việc Đau bụng kinh có nên uống Panadol? Đau bụng kinh nên làm gì? Thì hãy đặt câu hỏi hoàn toàn miễn phí đến TDoctor để nhận được giải đáp tận tình từ các bác sĩ đầu ngành hiện nay.
0 bình luận