Nhi
Giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ liệu mẹ có nhầm lẫn
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa giãn ruột sinh ý và táo bón. Tuy nhiên nó là hai biểu hiện khác nhau hoàn toàn và có dầu hiệu nhận biết riêng. Đọc bài viết sau để phân biệt chúng và biết cách chăm sóc trẻ tốt nhất khi bị rối ruột.
Ở những tuần đầu tiên khi mới chào đời trẻ đi ngoài từ 4 đến 5 lần mỗi ngày. Nhưng đến khoảng tuần thứ 8 - thứ 9 trẻ bỗng nhiên không đi ngoài nữa, có khi đến 4 - 5 ngày vẫn không đi tiểu. Điều này khiến phụ huynh lo lắng không biết con mình bị táo bón hay đang gặp vấn đề gì. Tuy nhiên theo các bác sĩ đây là hiện tượng rất bình thường ở trẻ sơ sinh được gọi là giãn ruột sinh lý. Vậy làm sao để phân biệt giãn ruột sinh lý và táo bón, cùng TDOCTOR tham khảo thông tin ở bài viết sau nhé.
Theo chia sẻ của các bác sĩ Bệnh viện nhi St. Louis trực thuộc trường đại học Y Washington (Mỹ) cho biết: Đến tuần thứ 8 trẻ đi ngoài ít hơn là vì trẻ bước vào giai đoạn giãn ruột. Hiểu đơn giản là lúc này thể tích ruột của trẻ tăng lên, khả năng chứa đồ ăn nhiều hơn, trẻ sẽ không đi ngoài khi bụng phân chưa đầy. Việc này là hoàn toàn tự nhiên và không ảnh hưởng đến sức khỏe các bé.
Bên cạnh đó, bà Heidi Murkoff là tác giả nổi tiếng người Mỹ của những cuốn sách luôn đứng trong danh sách bán chạy nhất "What to Expect When You're Expecting" hướng dẫn kiến thức cho phụ nữ mang thai và chăm sóc bé chó biết: "Một tuần bé đi ị một lần không phải là lý do đáng báo động, miễn là em bé của bạn đi tiểu thường xuyên, tiếp tục tăng cân, và vẫn vui vẻ với những hoạt động hàng ngày. Vì vậy, nếu đã vài ngày rồi mà mẹ vẫn chưa thấy con đi ngoài thì cũng đừng cho rằng con bị táo bón. Trên thực tế, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón, bởi vì sữa mẹ là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên tốt nhất cho các bé".
Phân biệt hiện tượng giãn ruột sinh lý và táo bón
Thông thường trẻ sơ sinh chỉ dùng sữa mẹ nên việc táo bón là rất hiếm gặp. Một dấu hiệu nữa thường gặp là bé gồng mình khi đi vệ sinh, nguyên nhân không phải do táo bón mà do cơ bụng đang trong quá trình hoàn thiện nên gặp khó khăn khi đi ị.
Các bé uống sữa công thức phân sẽ cứng hơn nhưng cũng không nên cho là là bé bị táo bón nếu chưa thấy đi ngoài. Táo bón chỉ xuất hiện khi bé bắt đầu ăn dặm, khi đồ ăn có nhiều chất xơ và các chất khác khi dùng sữa mẹ.
Bên cạnh đó việc bé không đi ngoài cũng có thể do một số nguyên nhân khác nữa như: bệnh tắc ruột, xoắn ruột, viêm ruột, do rối loạn di truyền hiếm gặp, xơ nang cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên những trẻ không đi ị do nguyên nhân bệnh lý cũng không thường xuyên đi ngoài ở những tuần đầu khi mới sinh.
Xem thêm Giai đoạn giãn ruột sơ sinh mẹ cần lưu ý
Cần làm gì khi trẻ giãn ruột sinh lý
Với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh hơn, có hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu đời, bố mẹ nên làm ngay các việc sau cho con mình nhé.
Bổ sung lợi khuẩn
Điều quan trọng nhất khi trẻ giãn ruột sinh lý là cần được bổ sung lợi khuẩn. Lựa chọn các thực phẩm chứa lợi khuẩn có tác dụng phòng tránh tình trạng táo bón, cân bằng hệ vi sinh cho đường ruột, tránh tình trạng nhiễm khuẩn, tăng sức đề kháng. Ngoài ra còn tiết ra enzym tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Massage cho trẻ
Massage bụng cho trẻ có tác dụng giúp trẻ thoải mái, kích thích nhu cầu động ruột dễ đi tiểu hơn, ngăn ngừa đầy hơi, táo bón. Bạn có thể massage ngày 1 - 2 lần theo các bài sau:
- Massage theo hình vòng tròn: xoa bóp theo chiều kim đồng hồ
- Massage dọc bụng: massage bằng hai tay nhẹ nhàng từ ngực dọc xuống bụng và thực hiện động tác 10 lần.
- Massage theo chiều ngược nhau: đặt hai tay lên phần bụng của trẻ, thực hiện một tay vuốt lên trên và một tay vuốt ngược xuống dưới 20 lần.
Cho trẻ tập các bài thể dục nhẹ nhàng
Nếu có thời gian phụ huynh có thể tập thể dục cho trẻ. Bài tập sẽ có hiệu quả là tăng nhu động ruột, giúp trẻ đi ngoài dễ hơn, ăn ngon miệng, ngủ đúng giờ. Gợi ý thực hiện bài tập đạp chân cho trẻ:
- Động tác 1: để trẻ nằm ngửa, nắm lấy chân ở phần đầu gối, di chuyển lên xuống về hướng bụng của trẻ giống động tác đạp xe.
- Động tác 2: ở tư thế nằm ngửa, giữ 2 chân của trẻ chuyển động tròn từ bụng sang 2 bên và kéo xuống dưới.
Cho trẻ tắm nước ấm
Tắm nước ấm vừa giúp thư giãn, tăng tuần hoàn máu và dễ ngủ hơn. Pha nước tắm với vài giọt tinh dầu tràm làm ấm cơ thể, khắc phục tình trạng đầy hơi. Nhiệt độ hoàn hảo nhất cho nước tắm là 35 độ C, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Vì trẻ nhỏ nên khu vực tắm phải kín gió, không để gió lùa vào.
Ngoài những việc trên bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung chất sơ bằng các loại sữa có chứa chất xơ, cải thiện chất lượng sữa mẹ bằng thực đơn nhiều chất xơ. Luôn giữ ấm cho trẻ và giữ gìn vệ sinh, ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập hệ tiêu hóa gây đau bụng tiêu chảy, táo bón…
Giãn ruột sinh lý và táo bón không giống nhau, do đó phụ huynh cần xác định rõ tình trạng con mình để có cách chăm sóc đúng nhất. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này bạn có thể hỏi đáp cùng TDOCTOR, chúng tôi sẽ trả lời trực tuyến mọi câu hỏi của các bạn nhanh nhất.
Bác sĩ Đạt Duy Phước chuyên khoa nhi - Bệnh Viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai
Giờ làm việc: 24h/7
10000 Vnđ/Phút
0 bình luận