Sản Phụ Khoa

Tiêm vacxin ngăn ngừa cúm khi mang thai

2021-10-21 16:16:32

Cảm cúm khi mang thai khiến mẹ mệt mỏi, mất sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Các bà bầu rất dễ mắc phải loại bệnh này trong mùa đông, xuân và ở thời điểm đầu tiên của thai kỳ khi hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu do những thay đổi của nội tiết tố.

Tiêm vacxin ngăn ngừa cúm khi mang thai Tiêm vacxin ngăn ngừa cúm khi mang thai

Tiêm phòng vacxin cúm khi đang mang thai là 1 liều pháp tốt để có thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh cúm, giúp thai nhi khỏe mạnh. Mặc dù việc tiêm vacxin là cần thiết nhưng ở Việt Nam, việc tiêm vacxin cúm vẫn chưa được chú trọng. Vậy hãy cùng Tdoctor đi tìm những lợi ích của khi tiêm vacxin ngăn ngừa cúm khi mang thai nhé!

1.Cúm khi mang thai là gì? Các tác hại của nó ?

Cúm là bệnh lý hô hấp thường gặp theo mùa và có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Ngày nay sự xuất hiện của các chủng loại virus cúm có nguồn gốc từ động vật như gia cầm, gia súc trở thành nỗi sợ hãi cho ngành y tế phòng dịch vì sự lây lan và mức độ nguy hiểm của bệnh.

Cảm cúm khi mang thai khiến mẹ mệt mỏi, mất sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Các bà bầu rất dễ mắc phải loại bệnh này trong mùa đông, xuân và ở thời điểm đầu tiên của thai kỳ khi hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu do những thay đổi của nội tiết tố.

Bệnh cúm thường rất dễ chữa trị bằng thuốc tây nhưng đối với phụ nữ mang thai, việc uống thuốc tây có thể gây hại cho em bé.

Cảm cúm - căn bệnh phổ biến lây nhanh trong cộng đồng

Cảm cúm - căn bệnh phổ biến lây nhanh trong cộng đồng

2. Cơ chế hoạt động của vacxin cúm

Virus cúm thường có 2 thể là virus cúm A và virus cúm B. Sau khi tiêm vacxin điều trị 2 loại cúm này, cơ thể sẽ sản sinh các kháng thể sau 2 tuần tiêm. Các kháng thể sau khi được tạo sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus cúm.

Hơn nữa việc tiêm vacxin cũng giúp bảo vệ bạn vào mùa tiếp theo.

Vacxin cúm có 2 loại:

  • Dạng tiêm đơn liều
  • Dạng phun sương qua đường mũi

Bà bầu là đối tượng dễ bị virus cúm tấn công nhất nên việc tiêm vắc-xin sẽ làm hệ thống miễn dịch tạo ra những kháng thể để chống lại virus cúm.

Phụ nữ mang thai có thể tiêm phòng ngừa cúm bất cứ khi nào. Tuy nhiên để giảm nguy cơ mắc bệnh, các mẹ nên tiêm trước khi mùa dịch bắt đầu (từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau)

Vacxin ngăn ngừa cảm cúm có 2 loại

Vacxin ngăn ngừa cảm cúm có 2 loại

3. Tại sao mẹ bầu nên tiêm vacxin phòng cúm khi mang thai ?

Trên thực tế ở Việt Nam, việc tiêm vacxin phòng cúm không quá được coi trọng. Tuy nhiên, việc tiêm vacxin phòng cúm lại là cần thiết do 2 lý do chính sau:

Mẹ bầu thường dễ dính cúm

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ dần trở nên nhạy cảm hơn và sự nhạy cảm này rõ nhất đối với những những bà bầu có sức khỏe yếu. Bà bầu rất dễ dàng bị cúm khi thời tiết chuyển mùa hoặc khi tiếp xúc với người bị cúm. Khi đang mang thai, bà bầu có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, cảm cúm.

Mẹ bầu rất dễ bị biến chứng do cúm 

Do có nhiều sự thay đổi trong cơ thể nên khi các bà bầu bị mắc cảm cúm, thời gian khỏi cũng lâu hơn những người bình thường. Không những thế các biến chứng do cúm như sinh non, thai nhi phát triển chậm, dị tật thai nhi do dùng thuốc kháng sinh ,..khả năng cao sẽ xảy ra. Trường hợp bị nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, để phòng trừ các biến chứng do cúm gây ra, các mẹ nên đi tiêm phòng vacxin phòng cúm.

4. Hiệu quả khi tiêm vacxin cúm khi mang thai

Việc tiêm vacxin phòng cúm có rất nhiều tác dụng cho phụ nữ mang thai như:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh cúm trong thai kỳ. Vắc xin cúm tạo kháng thể cần thiết để tăng khả năng miễn dịch phòng bệnh cho mẹ bầu, nhất là trong giai đoạn mang thai nhạy cảm.
  • Giảm nguy cơ biến chứng do cúm ở phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai khi tiêm vắc xin phòng cúm không loại trừ hoàn toàn khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên khi bị cúm sẽ thường nhẹ hơn, khỏi nhanh và hạn chế và giảm được các biến chứng do cúm gây ra.
  • Ngăn ngừa khả năng thai nhi bị dị tật do mẹ bầu bị sốt cao trong quá trình mang thai, nhất là ở giai đoạn đầu mang thai.
  • Tăng sức đề kháng và phòng bệnh đường hô hấp cho em bé sau sinh. Khi tiêm vắc xin phòng cúm lúc mang thai, kháng thể sẽ truyền từ mẹ sang con giúp bảo vệ em bé ngay từ trong bụng mẹ và sau sinh.

Tiêm vacxin có rất nhiều tác dụng đối với phụ nữ mang thai

Tiêm vacxin có rất nhiều tác dụng đối với phụ nữ mang thai

5. Những tác dụng phụ khi tiêm vacxin? Tiêm vacxin cúm cần lưu ý gì?

Các tác dụng phụ khi tiêm vacxin ngăn ngừa cúm có thể xảy ra nhưng rất nhẹ.  Thường những tác dụng phụ hay gặp là đau cánh tay và sốt nhẹ. Những tác dụng phụ này thường biến mất sau từ 1-2 ngày tiêm.

Lời khuyên đối với những mẹ bầu đang bị cúm là không nên đi tiêm phòng cúm. Ngoài ra các bà mẹ có những bệnh sau không nên đi tiêm vacxin ngăn ngừa cúm:

  • Từng bị dị ứng khi đi tiêm phòng cúm trước đó
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú (bé dưới 6 tháng tuổi)
  • Người bị suy dinh dưỡng
  • Người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp (sốt trên 37°C)
  • Dị ứng với trứng, kháng sinh Gentamicin, formaldehyde
  • Từng bị hội chứng Guillain-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm vắc-xin cúm
  • Người bị suy giảm miễn dịch (mắc bệnh HIV, bệnh tự miễn dịch)

Để vacxin đạt hiệu quả tối ưu, các mẹ bầu nên chú ý các vấn đề như:

  • Tiêm phòng càng sớm càng tốt: Mẹ bầu có thể tiêm trước khi mang thai, hoặc bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, nên tiêm phòng sớm để giúp bảo vệ sớm bà bầu và thai nhi.
  • Tiêm phòng lại sau mỗi năm: Mỗi mùa virus gây bệnh những đột biến khác nhau. Hơn nữa, mỗi năm vacxin ngừa cúm cũng được nâng cấp hơn. Do đó, chị em nên tiêm vacxin mỗi năm hoặc từng điểm dịch để tránh sự đột biến.
  • Phản ứng phụ sau tiêm phòng: Vacxin cúm được chế tạo từ virus đã chết nên rất an toàn cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ bị sốt nhẹ, hoặc đau nhức cơ trong vài ngày sau khi tiêm. Triệu chứng này hoàn toàn bình thường, mẹ bầu không cần quá lo.Các mẹ đang bị cúm không nên đi tiêm phòng cúm

Các mẹ đang bị cúm không nên đi tiêm phòng cúm

Cúm là một bệnh thường gặp nhưng mọi người cũng nên cần chú ý đến nó nhất là các mẹ bầu bởi các biến chứng của nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Việc tiêm vacxin phòng cúm là một điều cần thiết giúp các mẹ giảm được nguy cơ mắc bệnh. Tuy việc tiêm vacxin chưa được chú trọng nhưng ngày càng nhiều bà mẹ đã có nhận thức hơn để đi tiêm vacxin bảo vệ sức khỏe của con mình đồng thời bảo vệ sức khỏe của mình.

Nếu có gì thắc mắc, hãy liên hệ với các bác sĩ online 24/7 của Tdoctor để biết thêm chi tiết.

 

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.