Sản Phụ Khoa

Tiểu đường thai kỳ có mổ được không? Giải đáp từ bác sĩ

2021-10-25 15:03:40

Lựa chọn sinh mổ đối với phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nhiều trường hợp thai phụ phải nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết trước và sau khi sinh mổ. Chính vì vậy, những kiến thức liên quan đến tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai đối với phụ nữ là rất quan trọng.

Tiểu đường thai kỳ có mổ được không? Giải đáp từ bác sĩ Tiểu đường thai kỳ có mổ được không? Giải đáp từ bác sĩ

Tiểu đường thai kỳ mang tới những mối nguy hại về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho vấn đề tiểu đường thai kỳ có mổ được không ? Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của sản phụ các bác sĩ sẽ cân nhắc sản phụ nên sinh thường hay sinh mổ. Dưới đây TDoctor sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về tiểu đường thai kỳ và tiểu đường thai kỳ có thể mổ được không.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, tình trạng này xảy ra trong lúc mang thai. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Những đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Những người thừa cân, béo phì.
  • Những người trên 35 tuổi có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Tiền sử sản phụ sinh con > 4kg
  • Tiền sử người trong gia đình bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Tiểu đường thai kỳ chiếm 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, bệnh lý này gây nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh

Ảnh hưởng đối với mẹ

Thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng tỷ lệ thai lưu, sẩy thai, sinh non, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, tăng huyết áp trong thai kỳ,... Các thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ có nguy cơ tiến triển thành đái tháo thường typ2 và có thêm các biến chứng khác nguy hiểm đặc biệt là các biến chứng về tim mạch. Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ còn có nguy cơ tai biến cao hơn thai phụ bình thường. Các tai biến thường gặp là:

  • Cao huyết áp
  • Sinh non
  • Đa ối
  • Sảy thai, lưu thai
  • Nhiễm khuẩn niệu

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ

Ảnh hưởng đối với thai nhi:

Thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi đặc biệt là khi thai nhi vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ 

  • Mắc các dị tật bẩm sinh
  • Thai to trên 4kg hoặc thai kém phát triển
  • Lưu thai, sảy thai và tử vong sau sinh
  • Thiếu ối hoặc đa ối
  • Vàng da sau sinh

Tiểu đường thai kỳ nên sinh bằng phương pháp nào?

Thời điểm sinh của sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ

Dựa vào kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ quyết định thời gian sinh cho sản phụ tiểu đường thai kỳ. Thời điểm sinh tốt nhất là từ tuần thứ 38-41 nếu không có bất cứ biến chứng nào với mẹ và bé, đây là thời sinh để phòng ngừa một số biến chứng do sinh sớm, nhất là suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành. Tuy nhiên nếu phát hiện thai to có thể sinh trước tuần thứ 38. Nếu quyết định sinh trước tuần 37 thì phải xem đến sự phát triển phôi của thai nhi

Nên sinh thường hay sinh mổ đối với sản phụ bị tiểu đường thai kỳ

Trong thai kỳ, thai nhi được dự đoán là phát triển bình thường, phổi của thai đã trưởng thành thì sản phụ có thể chọn phương pháp sinh nào cũng được giống như những sản phụ không mắc đái tháo đường. Nhưng trong thai kỳ nếu thai nhi được thăm khám siêu âm thấy thai to thì sản phụ nên cân nhắc sinh thường để tránh nguy hiểm và chấn thương cho bé.

Các sản phụ bị tiểu đường thai kỳ nếu không có chỉ định của sản thì thì vẫn theo dõi sinh thường để tránh các nguy cơ cho mẹ. Trong khi chuyển dạ nên theo dõi tim thai và điều chỉnh đường huyết để tráng gây nguy hiểm cho bé

Nên sinh thường hay sinh mổ đối với sản phụ bị tiểu đường thai kỳ

Nên sinh thường hay sinh mổ đối với sản phụ bị tiểu đường thai kỳ

Các lưu ý khi sinh con với sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ

Những nguy cơ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau sinh với các sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ, cụ thể:

Suy hô hấp cấp

Con của những sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, bệnh thường nặng và tỉ lệ tử vong cao.

Hạ đường huyết

Trong vòng 48 giờ đầu sau sinh trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường huyết, đường huyết có thể thấp dưới 1,7 mmol/l. Nguyên nhân là do insulin trong máu vẫn còn tồn tại sau sinh. Một số rối loạn khác như hạ canxi máu, vàng da ( do tăng bilirubin máu ), đa hồng cầu và kén ăn

Tất cả các bệnh nhân mắc chứng tiểu đường thai kỳ cần được điều trị tích cực nhằm kiểm soát lượng đường huyết trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, thai nhi cần được thường xuyên theo dõi để có thể phát hiện sớm các dị tật, các nguy cơ ảnh hưởng để có thể can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Với những thông tin TDoctor chia sẻ trên, các bạn đã biết nguyên nhân, hậu quả khi bị tiểu đường thai kỳ và biết được tiểu đường thai kỳ có mổ được không

Xem thêm về dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tdoctor để được giải đáp miễn phí Tại đây. Khám bệnh online với hình thức gọi video gặp trực tiếp bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Đăng ký khám online Tại đây

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.