Sản Phụ Khoa

Tiểu đường thai kỳ tuần 36 và những điều cần biết

2021-10-21 20:48:14

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh rất thường gặp ở Việt Nam với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nó không thể điều trị nhưng nếu kiểm soát tốt hết kỳ thai mẹ bầu sẽ tự khỏi. Một số nguyên nhân và cách khắc phục bệnh tiểu đường cho mẹ bầu đã được Tdoctor chia sẻ trong bài viết sau, các bạn cùng tham khảo nhé.

Tiểu đường thai kỳ tuần 36 và những điều cần biết Tiểu đường thai kỳ tuần 36 và những điều cần biết

Với các mẹ bầu thì tiểu đường thai kỳ tuần 36 là vấn đề rất đáng lo ngại. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải trường hợp này, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, cách kiểm soát để có lại sức khỏe tốt nhất. TDOCTOR giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về việc tiểu đường khi mang thai cũng như những lưu ý cần thiết. 

Hiểu rõ về tiểu đường thai kỳ tuần 36 

Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng gặp phải khi lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân do sự rối loạn khi cơ thể sản xuất insulin chuyển hóa thành glucose trong máu sang năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Bệnh có thể để lại biến chứng nếu không điều trị kịp thời, do đó các bạn nên trạng bị những kiến thức hữu ích để luôn làm chủ sức khỏe của mình. 

Đối tượng mắc bệnh tiểu đường khi mang thai

Đối tượng mắc bệnh tiểu đường khi mang thai

Nguyên nhân bị tiểu đường khi mang thai

Trong quá trình người mẹ mang thai, nhau thai có vai trò tạo ra tiết tố giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên nó đồng thời tác động đến việc sản xuất insulin, việc mà bình thường sẽ do cơ quan tụy tạng đảm nhiệm. Tiểu đường thai kỳ xảy ra nếu tụy tạng không thể cung cấp đủ insulin cho cơ thể, khiến lượng đường trong máu tăng ở mức cao. 

Đối tượng dễ mắc phải 

Không phải thai sản nào cũng gặp phải bệnh tiểu đường, nó chỉ xảy ra với một số đối tượng cụ thể như: Phụ nữ mang thai muộn sau 35 tuổi, người mang thai bị béo phì thừa cân, phụ nữ mắc buồng trứng đa nang, người đã từng bị tiểu đường ở lần mang bầu trước đó, gia đình có di truyền mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ có tình trạng sản khoa bất thường ( hay sảy thai, thai chết lưu, sinh non…),...

Một vài dấu hiệu nhận biết 

Thông thường biểu hiện nhận biết tiểu đường thai kỳ tuần 36 không rõ ràng. Một vài dấu hiệu để bạn nhận biết như: Giảm cân bất ngờ không biết nguyên nhân, uống nước và đi vệ sinh nhiều hơn, mắt mỏi hay bị mờ trong thời gian ngắn, vết thương hở khó lành lại, ăn uống không kiểm soát, mệt mỏi...

Ảnh hưởng tới thai nhi

Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra khi gặp bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào sức khỏe người mẹ, cách điều trị của người bệnh.

  • Thai nhi có thể bị dị tật cao
  • Lượng đường tăng đột ngột làm chết lưu thai nhi
  • Thai nhi bị rối loạn tăng trưởng: tăng/giảm cân không theo bình thường
  • Khi sinh ra trẻ có thể gặp phải tình trạng: biếng ăn, vàng da, thiếu canxi, hạ đường huyết
  • Dễ mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, béo phì, loãng xương...

Sức khỏe mẹ và bé khi bị tiểu đường

Sức khỏe mẹ và bé khi bị tiểu đường

Ảnh hưởng tới mẹ bầu

Đối với người mẹ, sức khỏe bị ảnh hưởng và gặp một vài vấn đề như:

  • Thận mất hoàn toàn hoặc giảm chức năng thải lọc
  • Khó sinh, băng huyết sau sinh
  • Cơ thể đau nhức, rối loạn thần kinh
  • Các bệnh về mắt: giảm thị lực, tăng nhãn áp, bong võng mạc, có thể dẫn tới mù lòa

Lưu ý cần biết khi gặp phải tiểu đường thai kỳ

Với những sản phụ bị tiểu đường, đặc biệt là trong giai đoạn tuần 36 cần chú ý đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Tất cả các hoạt động hằng ngày đều tác động trực tiếp đến người bệnh. Do đó cần xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp từ việc ăn uống, luyện tập...Cụ thể cần lưu ý một số cách phòng tránh sau:

Lập chế độ ăn uống cụ thể

Cần lập chế độ ăn uống đặc biệt cho mẹ bầu bị tiểu đường, phân loại món nên ăn và không nên ăn. Hạn chế đồ ăn nhiều đường như bánh kẹo, chè, đồ ngọt chuyển sang đường tự nhiên từ trái cây và bổ sung nhiều rau xanh, ngũ cốc vào thực đơn. Cung cấp đủ chất đặc biệt là nhiều sắt, canxi, vitamin… Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn, không để mẹ bầu quá no hoặc đói đảm bảo ăn đủ 1800- 2500 calo/ngày.

Nhóm thực phẩm không nên ăn: ngũ cốc, các loại hạt, cơm, bún, phở, mì, khoai, đậu, đường, bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh, hoa quả nhiều đường, và trong hai tuần đầu nên kiêng tất cả các loại hoa quả. Nhóm thực phẩm nên ăn: thịt nạc, trứng, dầu thực vật, rau chứa chất xơ ít tinh bột...và các món theo chỉ dẫn bác sĩ. 

Thực phẩm tốt cho sức khỏe thai phụ

Thực phẩm tốt cho sức khỏe thai phụ

Lên kế hoạch tập luyện phù hợp

Luyện tập là cách kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Mẹ bầu có thể tập luyện nhẹ nhàng trong quá trình mang thai, mỗi ngày khoảng 30 phút với cường độ đều đặn. Trong thời kỳ này phụ nữ mang thai luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh tiêu cực và luyện tập theo chỉ dẫn bác sĩ nhé. Bạn có thể tập thể dục nhịp điệu, yoga, đi bộ, đạp xe, khiêu vũ.

Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ

Trong trường hợp người bệnh cần điều trị bằng thuốc cần chú ý không tự dùng thuốc, phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra lượng đường trong máu theo lịch khám, nếu trên mức kiểm soát phải dùng thuốc theo sự cho phép của bác sĩ. Uống hoặc tiêm insulin nếu cần thiết. Phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tiến độ điều trị để thấy sự hướng chuyển biến của bệnh.

Với những thông tin TDOCTOR chia sẻ trên, các bạn đã biết nguyên nhân, hậu quả cũng như cách điều trị khi bị tiểu đường thai kỳ tuần 36. Quan trọng nhất vẫn là tinh thần, chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Để có thêm nhiều thông tin chi tiết hơn bạn có thể tìm hiểu về dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.

Whoops, looks like something went wrong.