Sản Phụ Khoa
Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu
Theo thống kê, cứ 7 phụ nữ mang thai thì có 1 trường hợp bị tiểu đường thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị một cách kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nghiêm trọng. Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần thứ bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần thứ bao nhiêu là thắc mắc của rất nhiều người. Đặc biệt là đối với các sản phụ đang mang thai. Để tìm hiểu về vấn đề trên hãy cùng T.DOCTOR và các bác sĩ chuyên gia tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ tên khoa học là gestational diabetes mellitus. Đây là một bệnh lý hay gặp ở các mẹ bầu.
Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra trong thai kỳ do tình trạng kháng insulin hoặc giảm sản xuất insulin. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm: thừa cân, trước đây mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh tiểu đường loại 2, từng sảy thai không rõ nguyên nhân, mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Đặc biệt ở độ tuổi càng cao thì khả năng mắc tiểu đường thai kỳ càng lớn.
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thường gặp
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến 3–9% các trường hợp mang thai, tùy thuộc vào dân số được nghiên cứu. Tình trạng bệnh lý này đặc biệt phổ biến trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ. Những dân tộc sống ở khu vực châu Á, Mỹ da đỏ, Úc,...Thì thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ bao nhiêu
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm đối với mẹ bầu. Do đó, rất nhiều người thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ bao nhiêu là tốt nhất.
Theo các chuyên gia đầu ngành, đối với những người có nguy cơ bình thường, nên khám sàng lọc từ 24 đến 28 tuần. Đối với những người có nguy cơ cao, xét nghiệm có thể thực hiện trong lần khám tiền sản đầu tiên.
Mẹ bầu nên đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Hiện nay việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất phổ biến tại các phòng khám, cơ sở y tế. Quy trình xét nghiệm để kết luận tiểu đường thai kỳ thường thực hiện theo 2 phương pháp dưới đây:
Phương pháp 1: Chỉ thực hiện 1 bước duy nhất
Thực hiện ở tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75g. Sau đó thực hiện đo lượng glucose trong máu vào lúc đói sau 1 giờ, 2 giờ uống nước đường. Các ngưỡng để xác định sản phụ có tiểu đường thai kỳ không:
- Lượng đường huyết đo lúc đói ≥ 92 mg/dL
- Ở thời điểm 1 giờ sau khi uống ≥ 180 mg/dL
- Ở thời điểm 2 giờ sau khi uống ≥ 153 mg/dL
Một kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo phương pháp này thì nên nhịn đói ít nhất là 8 giờ. Thì kết quả xét nghiệm sẽ chính xác nhất.
Phương pháp 2: Thực hiện theo 2 bước
Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g. Đo lượng đường huyết ở thời điểm 1 giờ sau khi uống. Nếu lớn hơn 130mg/dL thì tiếp tục thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 100g. Sau đó đo lượng đường huyết lúc đói, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ sau khi uống. Lượng đường huyết được xem là bất thường nếu vượt các chỉ số dưới:
- Lượng đường huyết lúc đói ≥ 95 mg/dL
- Ở thời điểm 1 giờ sau khi uống > 180 mg/dl
- Ở thời điểm 2 giờ sau khi uống > 155 mg/dl
- Ở thời điểm 3 giờ sau khi uống > 140mg/dl
Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên các trieeujchuwngs của bệnh thường ít xuất hiện hoặc có xuất hiện nhưng không rõ ràng. Do đó, nếu có xuất hiện bất kỳ các triệu chứng nào dưới đây thì cần đi xét nghiệm thai kỳ:
- Hay đi tiểu, cảm thấy khát nước nhiều vì khô miệng
- Bị nấm, ngứa vùng kín.
- Hay cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Có kiến bâu vào nước tiểu.
- Khó lành vết thương.
Hay uống nước cũng là triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Nếu các mẹ bầu có xuất hiện những triệu chứng phổ biến trên thì không nên chủ quan phớt lờ. Mà nên tìm đến ngay các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao để xét nghiệm và được điều trị một cách kịp thời. Để mẹ và bé được khỏe mạnh trong suốt quá trình thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ là nỗi lo lắng của hầu hết các sản phụ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé.
Trong 90% trường hợp, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, phụ nữ sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường dẫn đến ít triệu chứng. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ tiền sản giật, trầm cảm và khiến sản phụ phải sinh mổ. Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có lượng đường trong máu thấp sau khi sinh hoặc vàng da. Nếu không được điều trị, nó cũng có thể dẫn đến thai chết lưu. Lâu dài, trẻ có nguy cơ bị béo phì và dễ bị mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cao hơn.
Bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ bầu những kiến thức bổ ích về bệnh tiểu đường thai kỳ. Cũng như biết được nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tuần bao nhiêu. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên. Hãy liên hệ ngay đội ngũ bác sĩ tư vấn của TDOCTOR.vn để được tư vấn giải đáp chi tiết và tận tình về các vấn đề sức khỏe!
>>> xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Giờ làm việc: 24h/7
10000 Vnđ/Phút
0 bình luận