Kiểm tra sức khoẻ

Bảng đo lường tăng cân trong thai kỳ

2021-11-29 14:34:21

Tăng cân trong thời gian mang thai là điều rất quan trọng, không chỉ giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, việc này còn giúp ích cho việc dự trữ cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ vì quá trình sản xuất sữa tiêu tốn năng lượng tới 1000-1500 calo.

Bảng đo lường tăng cân trong thai kỳ Bảng đo lường tăng cân trong thai kỳ

Công cụ đo lường tăng cân thai kỳ này của chúng tôi sẽ ước đoán số cân lý tưởng nên tăng lên trong từng tháng trong suốt quá trình mang thai của mẹ.

Số cân nặng cần tăng được dự đoán dựa vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai.

[shortcode_72]

* Cân nặng lý tưởng:

- Chỉ số khối cơ thể BMI ở phụ nữ bình thường là từ 18,5-24,9, khi mang thai, cân nặng cơ thể tăng lên được khuyến cáo là từ 11 đến 16 kg.

- Các mẹ gầy, có chỉ số BMI từ 18,5 trở xuống, khi mang thai, cân nặng cơ thể tăng lên được khuyến cáo là từ 13 đến 18 kg

- Ở phụ nữ thừa cân, chỉ số BMI từ 25 đến 29, khi mang thai, cân nặng cơ thể tăng lên được khuyến cáo là từ 7 đến 11 kg

- Ở phụ nữ béo phì, chỉ số BMI từ 30 trở lên, khi mang thai, cân nặng cơ thể tăng lên được khuyến cáo là từ 9 đến 9 kg.

- Trong trường hợp mang thai đôi, khi mang thai, cân nặng cơ thể tăng lên được khuyến cáo là từ 18 đến 22,5 kg.

Hãy xem cân nặng lý tưởng cần đạt được trong thai kỳ với công cụ đo lường dưới đây:

 

Dưới đây là những điều quan trọng về vấn đề tăng cân trong thai kỳ

- Tăng cân nên với tốc độ đều đặn

- Nếu tăng cân hoặc giảm cân quá đột ngột thì cần phải báo với bác sĩ sản khoa

- Tăng cân thất thường có thể có hại cho thai nhi

- Tăng cân đột ngột có thể là dấu hiệu của tiền sản giật

* Những ảnh hưởng của việc tăng cân quá cao hoặc quá thấp trong thai kỳ

- Tăng cân trong thai kỳ quá cao có thể dẫn đến nguy cơ béo phì cho bà mẹ sau khi sinh. Đây được gọi là tình trạng béo phì sau sinh. Nếu người mẹ không giảm cân được trong vòng 6 tháng sau sinh thì bà mẹ sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì trong thời gian dài. Điều này không tốt cho sức khỏe của người mẹ. Tăng cân quá mức trong thai kỳ là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, giãn tĩnh mạch, đái tháo đường thai kỳ, mệt mỏi, và ung thư vú sau thời kỳ mãn kinh. Hơn nữa, phụ nữ tăng cân quá mức trong thai kỳ khi sinh con sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn

- Tương tự như vậy, bà mẹ tăng cân không đủ trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh, tăng nguy cơ sinh non và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sau khi sinh. Đồng thời, trẻ cũng có nguy cơ béo phì cao hơn.

Trong thai kỳ người mẹ cần thêm bao nhiêu năng lượng?

- Theo khuyến cáo là từ 100-300 calo mỗi ngày

 

Năng lượng cần thêm mỗi ngày

3 tháng đầu thai kỳ

100 calo

3 tháng giữa thai kỳ

200 calo

3 tháng cuối thai kỳ

300 calo

Cân nặng tăng thêm ở người mẹ sẽ đi đâu?

- Một trẻ sơ sinh khỏe mạnh bình thường nặng 3-3,5 kg. Con số này là rất nhỏ so với cân nặng cần tăng thêm ở người mẹ, phần còn lại phân bổ vào các thành phần sau:

 

Cân nặng (kg)

Trẻ sơ sinh

3,5

Rau thai

1-1,5

Lượng máu tăng thêm

2

Dịch ối

1-1,5

Mô vú

1-1,5

Mỡ dự trữ để nuôi con bằng sữa mẹ

2,5-4

Tăng sinh lớp cơ tử cung (dạ con)

1-2,5

Hãy ăn uống đúng cách trong những tháng mang thai

Ăn uống đúng cách sẽ tốt cho cả bà mẹ và thai nhi, đây là những gì bạn nên ăn trong thai kỳ:

- Rau quả tươi: chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và axit folic. Phụ nữ mang thai cần khoảng 70 mg vitamin C và 0,4 mg axit folic mỗi ngày. Do đó nên ăn thêm cam, bưởi, hạt mầm và cải xanh.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: cần dùng tối thiểu 4 khẩu phần. Các loại này giàu canxi, protein và vitamin B12. Canxi rất cần cho sự phát triển của thai nhi và cho xương của bà mẹ. Nên ăn thêm sữa, phó mát, sữa chua hàng ngày.

- Hạt nguyên cám, ngũ cốc, các loại quả hạch, đậu đỗ: là nguồn cung cấp chất xơ, carbohydrat, vitamin B, sắt. Nguồn năng lượng chính cho bà mẹ nên từ bánh mì, các loại hạt. Với người ăn chay thì đậu đỗ là lựa chọn phù hợp

- Thịt và gia cầm: cá, thịt, trứng có thể bổ sung protein, đặc biệt cần thiết trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ

- Trái cây: Uống nhiều nước lọc và nước trái cây, tránh ăn các loại đường nhiều năng lượng

Hãy duy trì cân nặng lý tưởng. Chúc bạn một thai kỳ an toàn và hạnh phúc!

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.

Whoops, looks like something went wrong.