Sản Phụ Khoa

Bật mí các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng đối với bà bầu

2021-11-16 22:16:46

Trong cả quãng thời gian mang thai, mẹ bầu luôn cảm thấy hạnh phúc vì mang trong mình một sinh linh bé nhỏ sắp được chào đời. Vì vậy, để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất đối với mẹ bầu và thai nhi đó là cần nắm rõ các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng.

Bật mí các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng đối với bà bầu Bật mí các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng đối với bà bầu

Trong quá trình mang thai, thường thấy các mẹ bầu lo lắng về giới tính và sức khoẻ của con trẻ. Thay vào đó, tại sao các mẹ bầu không chủ động ghi nhớ các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng nhằm đảm bảo mang đến những điều tốt nhất cho cả mẹ và bé. Sau đây Tdortor sẽ giới thiệu một số thời điểm khám thai và những xét nghiệm quan trọng cần lưu ý. 

1. Một số mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng

1.1 Các mốc khám thai cần lưu ý

Mốc khám thứ nhất: (Trong thời gian từ tuần thứ 5 đến 8) 

Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu như mất kinh nguyệt, mệt mỏi, chán ăn thì chứng tỏ bạn có khả năng đã thụ thai thành công. Sau đó, bạn nên kiểm tra bằng que thử thai mua tại bất cứ hiệu thuốc nào. Nếu nhận được thông báo hai vạch, thì bạn nên đến cơ sở y tế để tiến hành khám thai theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Mốc khám thứ hai: (Trong thời gian từ tuần thứ 11 đến 13) 

Đối với lần khám thứ hai này, bác sĩ sẽ lần lượt thực hiện theo quy trình sau kiểm tra cân nặng và đo huyết áp, sau đó xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm. Để nắm rõ được sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Từ đó, đưa ra những phương pháp chăm sóc phù hợp. 

Mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Mốc khám thứ ba: (Trong thời gian từ tuần thứ 16 đến 22)

Đây là một trong những các mốc khám thai quan trọng mà mỗi mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua. Đối với lần khám thai thứ ba, bác sĩ sẽ tiếp tục siêu âm để phát hiện kịp thời những dị tật bẩm sinh như: hở hàm ếch, dị tật tứ chi,...Hơn nữa, thai phụ cũng được chỉ định thực hiện xét nghiệm Double test hoặc Triple test để chẩn đoán nguy cơ bệnh Down của thai nhi.

Mốc khám thứ tư: (Trong thời gian từ tuần thứ 22 đến 28)

Thông thường, thai nhi từ tuần thứ 22 đến 28, tiếp tục thực hiện những thao tác kiểm tra cân nặng, huyết áp như trong khoảng thời gian trước. Đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp siêu âm 4D để kiểm soát những dị tật bẩm sinh xuất hiện muộn, những thay đổi của các cơ quan nội tạng (tim, phổi, thận, cột sống,...)

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe toàn diện, mẹ bầu có thể chủ động kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ. Cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, uống một chút nước đường và thực hiện lấy máu 3 lần, mỗi lần cách đều nhau khoảng 1 tiếng đồng hồ. 

Mốc khám thứ năm (Trong thời gian từ tuần thứ 28 đến 32)

Thông qua siêu âm 4D ở tuần thai thứ 28 - 32 được coi là lần kiểm soát cuối cùng về các dị tật bẩm sinh muộn của thai nhi: thai vô sọ, nứt đốt sống,...Ngoài ra, siêu âm 4D còn đánh giá được ngôi thai, tim thai, lượng nước ối để nắm bắt được tình trạng phát triển của thai nhi. 

Mốc khám thứ sáu (Trong thời gian từ tuần thứ 32 đến 34)

Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra nhịp đập thai nhi, chẩn đoán cân nặng thai nhi khi sinh, xét nghiệm non - stress. Kể từ thời gian này, nếu thai phụ có biểu hiện như đau bụng, xuất huyết âm đạo cần nhanh chóng đến thăm khám tại bệnh viện lớn gần nhất. 

Mốc khám thứ bảy (Trong thời gian từ tuần thứ 34 đến 36)

Càng về gần cuối lịch khám thai, mỗi thai phụ càng cẩn trọng và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bằng cách sử dụng máy Monitor sản khoa để theo dõi các các cơn co tử cung khi chuyển dạ và từng tư thế, chuyển động của bé tại buồng tử cung. 

Xét theo từng hoàn cảnh thực tế, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X quang khung chậu, đảm bảo chắc chắn rằng thai phụ không bị nhiễm trùng, biến dạng tại vùng hông hoặc đùi. Từ đó, giúp bác sĩ định hướng nên sinh mổ hay sinh thường. 

Chụp X quang khung chậu khi mang thai

Chụp X quang khung chậu khi mang thai

1.2 Các xét nghiệm cần thiết trong thời kỳ mang thai

Xét nghiệm máu

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong tuần thai thứ 10, để có thể chẩn đoán được những vấn đề như: thiếu máu, đông máu hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Những chỉ số này có vai trò rất quan trọng, giúp bác sĩ xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho thai phụ và chuẩn bị trước cho thời gian sinh nở sắp tới.

Xét nghiệm máu khi mang thai

Xét nghiệm máu khi mang thai

Xét nghiệm nước tiểu

Đây là một phương pháp không thể thiếu trong các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng. Góp phần giúp mẹ bầu kiểm soát những nguy cơ nghiêm trọng như: tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, các bệnh về đường tình dục,...

Để kết quả xét nghiệm mang tính chính xác cao, thai phụ cần lưu ý một vài điều sau:

  • Hạn chế ăn uống và nhịn đi tiểu trước khi xét nghiệm
  • Vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, khô ráo, tránh dùng những chất tẩy rửa mạnh gây đau rát, khó chịu tại vùng kín 
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có thể làm giảm tính hiệu quả của xét nghiệm nước tiểu. 

Xét nghiệm Double Test

Xét nghiệm Double Test thường được thực hiện vào lần khám thứ hai, vào khoảng tuần thai thứ 11 đến 13. Thông qua hai cách thức kiểm tra β-hCG tự doPAPP-A, giúp phát hiện những dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền của thai nhi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể phát hiện được toàn bộ các nhiễm sắc thể, mà chỉ cảnh báo trước một số nguy cơ liên quan đến bệnh Down, Patau, và Edward. 

2. Khi đi khám thai cần lưu ý điều gì?

Chắc hẳn rằng đối với một số người khi mới làm mẹ đều bỡ ngỡ khi khám thai lần đầu tiên. Ngoài ghi nhớ các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng ra, cần chuẩn bị cho bản thân tâm thế chủ động, vững vàng khi đi khám thai.

  • Lựa chọn những trung tâm y tế, bệnh viện đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhiệt tình và thực hiện đúng theo quy trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.
  • Chuẩn bị trước ở nhà những thắc mắc hay biểu hiện cơ thể muốn trao đổi với bác sĩ
  • Bảo quản những dữ liệu, kết quả sau khi đi khám thai góp phần tạo thuận lợi cho bác sĩ trong những lần khám tiếp theo. 

Cần lưu ý điều gì khi khám thai

Cần lưu ý điều gì khi khám thai ?

Trên đây là tất cả những thông tin Tdoctor chia sẻ về các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng mà mẹ bầu cần ghi nhớ. Nên kiểm tra và theo dõi tình hình phát triển thai nhi thường xuyên theo sự hướng dẫn của đội ngũ bác sĩ. Nếu bạn còn vướng mắc khó khăn gì trong quá trình mang thai, hãy đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với chúng tôi TẠI ĐÂY. Với đội ngũ bác sĩ nhiệt tình, dày dặn kinh nghiệm rất hân hạnh khi phục vụ bạn TẠI ĐÂY

 

  • TDOCTOR: 90075
    Chuyên khoa ung thư tại Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội.
    Địa chỉ: Hà Nội
    Nơi công tác: Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội.

    Giờ làm việc: 24h/7

    10000 Vnđ/Phút

  • 0 bình luận

    Gửi ý kiến bình luận
    Xem thêm
    Rất hữu ích Rất hữu ích
    Hữu ích Hữu ích
    Bình thường Bình thường

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

    hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
    Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
    Trân trọng.