Tóm tắt bệnh Áp-xe gan

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Áp xe gan
  • Ápxe gan
  • Abces gan
  • Abscess gan

Áp-xe gan là hiện tượng nhiễm trùng gây ứ mủ trong gan do vi khuẩn xâm nhập vào gan từ nhiễm trùng túi mật hoặc theo máu. Các nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng là vi khuẩn và amip (Entamoeba histolytica). 

Triệu chứng

  • Đau ở vùng bụng trên bên phải

  • Đau ngực khi thở sâu

  • Sốt

  • Mệt mỏi

  • Sụt cân, chán ăn

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung sau: 

  • Xét nghiệm máu để đo mức độ tổn thương gan

  • Cấy máu và dịch mủ từ áp-xe làm xét nghiệm tìm vi khuẩn

  • Xét nghiệm phân (nếu nghi ngờ virus amip gây ra bệnh)

  • Chụp cắt lớp vi tính bụng, siêu âm, và/hoặc chụp cộng hưởng từ có thể được thực hiện để xác định các ổ áp-xe

  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)

  • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP)

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

  • Siêu âm.

Điều trị

  • Với trường hợp áp-xe do amip gây ra, có thể chỉ cần uống kháng sinh

  • Với trường hợp vi khuẩn gây ra bệnh, có thể dùng kháng sinh tĩnh mạch

  • Dẫn lưu áp-xe qua hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính hoặc siêu âm

  • Phẫu thuật

Tổng quan bệnh Áp-xe gan

Áp-xe gan là một bệnh nặng, có thể gây tử vong với tỷ lệ cao. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, amíp hoặc nấm. Đường lây bệnh có thể theo đường máu hay đường mật hoặc lây lan trực tiếp bởi các ổ nhiễm khuẩn lân cận trong ổ bụng.

Áp-xe gan thường do vi khuẩn đi theo đường máu tới gan hay do các ổ nhiễm khuẩn bên cạnh trong khoang phúc mạc. Áp-xe gan có thể chỉ là một ổ đơn độc, hoặc cũng có thể là nhiều ổ áp-xe.

Trước đây, viêm ruột thừa vỡ là nguyên nhân gây áp-xe gan nhiều nhất, còn hiện nay bệnh đường mật phối hợp lại là căn nguyên gây áp-xe gan phổ biến hơn. Viêm mủ tĩnh mạch cửa thường do nhiễm khuẩn ở tiểu khung, nhưng đôi khi ổ nhiễm khuẩn ở nơi khác trong khoang phúc mạc cũng là nguyên nhân hay gặp gây áp-xe gan.

Áp-xe gan là một bệnh trong đó có một hoặc nhiều ổ mủ trong nhu mô gan, có trên 90% ổ áp-xe nằm ở thùy phải của gan. Đây là một bệnh khá phổ biến ở tất cả các nước, bệnh có xu hướng ngày càng tăng mặc dù trình độ vệ sinh đã được nâng cao và các kháng sinh đã được sử dụng khá rộng rãi… Bệnh cần được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời nếu không có thể dẫn đến tử vong.

Những loại vi khuẩn gây áp-xe gan là gì?

  • Mầm bệnh gây áp-xe thay đổi tùy vào bệnh căn. Những loại hay gặp là: trực khuẩn gram âm hiếu khí và cầu khuẩn đường ruột trong áp-xe gan do đường mật.

  • Trong áp-xe gan do đường mật, ít gặp vi khuẩn kỵ khí. Nhưng trái lại, các ca áp-xe gan có nguồn gốc từ nhiễm khuẩn trong phúc mạc hay vùng tiểu khung, thì tác nhân gây bệnh thường gồm cả vi khuẩn kỵ khí lẫn hiếu khí, nhất là B.fragilis.

  • Đối với trường hợp bệnh nhiễm khuẩn lan theo đường máu gây áp-xe gan, thường chỉ gặp một loại vi khuẩn duy nhất, chẳng hạn S.aureus hoặc Streptpcoccus milleri.

  • Tuy ít gặp nhưng cũng cần phải chú ý rằng áp-xe gan còn có thể do nấm Candida gây ra, thường xảy ra ở những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị ung thư.

  • Tác nhân nữa gây áp-xe gan là amíp tuy không phổ biến lắm. Để chẩn đoán trường hợp này cần xét nghiệm huyết thanh học tìm amíp thường cho kết quả dương tính ở trên 95% các trường hợp. Vì vậy, xét nghiệm âm tính giúp loại trừ amíp gây bệnh.

Điều trị bệnh

Tuy cho đến nay, việc điều trị bằng cách chọc dẫn lưu qua da hoặc phẫu thuật vẫn còn là phổ biến để điều trị áp-xe ổ bụng, kể cả áp-xe gan, nhưng việc điều trị nội khoa cho áp-xe gan mủ cũng đã được quan tâm thỏa đáng.

Với việc sử dụng các thuốc kháng sinh phổ rộng để điều trị áp-xe gan giống như các thuốc dùng trong nhiễm khuẩn máu do nhiễm khuẩn ổ bụng.

Thông thường người ta hay phối hợp việc chọc hút ổ áp-xe trước khi điều trị nội khoa. Nhờ kết quả nuôi cấy bệnh phẩm, nên việc dùng thuốc theo kháng sinh đồ có kết quả tốt giúp bệnh nhân mau khỏi và tiết kiệm kinh phí chữa bệnh. Ngược lại các trường hợp điều trị mà không có chọc dẫn lưu qua da thường phải dùng kháng sinh kéo dài hơn.

Tỷ lệ tử vong do áp-xe gan hiện nay vẫn còn khá cao, khoảng 15% các trường hợp mắc bệnh. Do phương pháp dẫn lưu qua da có những hạn chế như khó áp dụng trong các ca có ổ áp-xe lớn, có nhiều ổ; áp-xe chứa chất nhầy, nhớt dễ làm tắc ống dẫn lưu; các bệnh kết hợp, chẳng hạn bệnh đường mật cần phẫu thuật... nên người ta có xu hướng sử dụng phẫu thuật hơn.

Trường hợp điều trị áp-xe gan do nấm Candida thường phải sử dụng amphotericin B dài ngày.

Theo một nghiên cứu đã khảo sát 540 trường hợp áp-xe ổ bụng, trong đó có 26% là áp-xe tạng; áp-xe gan chiếm tới 13% trong tổng số áp-xe và 48% trong số áp-xe tạng.

Các câu hỏi liên quan bệnh Áp-xe gan

  • Vậy xin hỏi Bác sĩ mẹ tôi có truyền đạm được không và nên truyền loại đạm gì?

    Thưa Bác sĩ: Mẹ tôi năm nay 89 tuổi hiện ở tỉnh Hà Giang, trước đây mẹ tôi bị cao huyết áp, nghiện hút thuốc lào đã 80 năm nay. Hiện mẹ tôi ăn uống kém, người gầy yếu, không chịu uống sữa... Vậy xin xin hỏi Bác sĩ mẹ tôi có truyền đạm được không và nên truyền loại đạm gì? Gia đình rất mong sự tư vấn của Bác sĩ, Tôi xin cám ơn Bác sĩ rất nhiều.

  • Trẻ 1 tháng 10 ngày vặn mình nhiều, không đi nặng được

    Bác sĩ ơi, cho em hỏi con em được 1 tháng 10 ngày gần đây cháu hay bị nôn trớ số lượng nhiều, ngoài ra cháu conc bị vặn mình hay quấy khóc, nhất là khoảng hai ngày gần đây mỗi lần cháu đi vệ sinh rất vất vả, dặn è è quằn quại. Bụng châu hơi cứng, phân có dấu hiệu khô hơn bình thường. Đi vs ít hơn trước, cháu bú mẹ hoàn toàn. Bsi cho cháu hỏi cháu có cần phải đưa bé đến bv luôn k hay theo dõi thêm và có thể điều trị ở nhà.

Whoops, looks like something went wrong.