Tóm tắt bệnh Bụi phổi Atbet (Amiăng)

Bệnh bụi phổi Atbet là bệnh xơ hoá phổi, có hoặc không kèm theo tổn thương xơ hóa phổi và tạo thành các hạt như hạt Silicon. Bệnh bụi phổi Atbet hoàn toàn khác bệnh bụi phổi Silic, do thở hít bụi Atbet hay bụi Amiăng. Người ta thấy các sợi Amiăng trong các vại làm bằng đất sét cách đây hàng ngàn năm ở châu Âu. Ngày nay, việc sử dụng Amiăng ngày càng tăng trong nhiều ngành công nghiệp làm cho số người tiếp xúc và có nguy cơ mắc bệnh hàng năm cũng ngày càng lớn. Nguy cơ ung thư phổi cũng ngày càng nhiều trong số công nhân tiếp xúc Amiăng.

Triệu chứng

Khó thở, tức ngực, ho, khạc đờm.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp X-quang phổi.

Điều trị

Tập hít thở ở môi trường không khí sạch, điều trị các biến chứng của bệnh như suy tuần hoàn, hô hấp… Ngừng tiếp xúc với bụi Amiăng tại nơi làm việc là biện pháp cần áp dụng khi mắc bệnh, tuy nhiên tổn thương xơ hóa phổi vẫn có thể tiếp tục tiến triển sau nhiều năm ngừng tiếp xúc. Giám sát sức khỏe cho người lao động tiếp xúc với Amiăng.

Tổng quan bệnh Bụi phổi Atbet (Amiăng)

Bệnh bụi phổi Atbet là một bệnh xơ hoá phổi, có hoặc không có kèm theo tổn thương xơ hóa phổi và tạo thành các hạt như hạt Silicon.

Bệnh bụi phổi Atbet hoàn toàn khác bệnh bụi phổi Silic, do thở hít bụi Atbet hay bụi Amiăng. Người ta thấy các sợi Amiăng trong các vại làm bằng đất sét cách đây hàng ngàn năm ở châu Âu. Ngày nay, việc sử dụng Amiăng ngày càng tăng trong nhiều ngành công nghiệp làm cho số người tiếp xúc và có nguy cơ mắc bệnh hàng năm cũng ngày càng lớn.

Nguy cơ ung thư phổi cũng ngày càng nhiều trong số công nhân tiếp xúc Amiăng.

Điều trị bệnh

  • Điều trị bệnh bụi phổi Amiăng:

    • Là bệnh gây tổn thương xơ hóa lan tỏa không hồi phục ở phổi, do vậy điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng như tập hít thở ở môi trường không khí sạch, điều trị các biến chứng của bệnh như suy tuần hoàn, hô hấp…

    • Ngừng tiếp xúc với bụi Amiăng tại nơi làm việc là biện pháp cần áp dụng khi mắc bệnh, tuy nhiên tổn thương xơ hóa phổi vẫn có thể tiếp tục tiến triển sau nhiều năm ngừng tiếp xúc.

  • Ngoài bệnh bụi phổi, tiếp xúc với Amiăng có thể gây ra một số bệnh khác:

    • Gây ra các tổn thương ở phổi như tràn dịch, viêm dày dính, vôi hóa màng phổi có thể dẫn đến gây xẹp phổi.

    • Ung thư phổi: Các nhà khoa học đã chứng minh, tiếp xúc với Amiăng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, nhất là ở những người có kèm theo hút thuốc lá.

    • Ung thư trung biểu mô: Tiếp xúc với Amiăng có thể gây ung thư màng phổi, ung thư màng bụng…

  •  Giám sát sức khỏe cho người lao động tiếp xúc với Amiăng

    Bệnh do amiăng gây ra thường xuất hiện sau 5 đến 20 năm kể từ khi tiếp xúc và cũng có thể xuất hiện sớm hơn, do vậy việc kiểm tra giám sát sức khỏe thường xuyên là hết sức cần thiết.

  • Các nội dung giám sát sức khỏe bao gồm:

    • Trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn theo mẫu

    • Xét nghiệm chụp phim X- quang phổi thẳng nên thực hiện ít nhất 2 năm 1 lần. + Đo chức năng hô hấp

    • Chụp CT nên thực hiện 3 năm một lần

  • Dự phòng ảnh hưởng của Amiăng

    • Sử dụng các loại khẩu trang phù hợp

    • Không hút thuốc, ăn uống tại nơi làm việc

    • Tắm rửa thay quần áo tại đơn vị

  • Định kỳ khám, chụp phim X- quang phổi, đo chức năng hô hấp để kiểm tra...

  • Doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật vệ sinh để hạn chế phát sinh bụi Amiăng vào môi trường làm việc, cần đo kiểm tra môi trường lao động hàng năm.

Các câu hỏi liên quan bệnh Bụi phổi Atbet (Amiăng)

Whoops, looks like something went wrong.