Bụi phổi bông là bệnh phổi nghề nghiệp do tiếp xúc với bụi bông trong môi trường làm việc không đủ điều kiện thông thoáng. Bụi phổi bông thường xảy ra ở những công nhân đang làm việc trong các ngành công nghiệp sản xuất sợi và vải.
Khó thở, đau thắt ngực, thở khò khè, ho. Bụi phổi bông cuối cùng có thể dẫn đến hẹp đường thở, sẹo phổi và tử vong do nhiễm trùng hoặc suy hô hấp.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Đo chức năng hô hấp, đo thể tích thở ra tối đa/giây và làm nghiệm pháp động dược học.
Do không có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng các thuốc giãn phế quản và kháng Histamin. Ở giai đoạn nặng hơn điều trị chỉ có thể làm giảm các triệu chứng tạm thời. Khi đã bị bệnh tâm phế mạn, điều trị như bệnh lý này về mặt nội khoa.
Bệnh bụi phổi bông là bệnh lý của đường hô hấp với biểu hiện khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần làm việc, lâu dần dẫn đến hội chứng tắc nghẽn do hít thở bụi bông, gai, lanh, đay.
Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh thường bị đau tức ngực vào ngày lao động đầu tiên sau ngày nghỉ cuối tuần, ngày hôm sau hết hẳn. Khi bệnh trong giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng này xuất hiện vào các ngày trong tuần, ngay cả khi chuyển nghề không tiếp xúc với bụi nữa. Ở giai đoạn muộn, bệnh có triệu chứng giống bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế nang không do nghề nghiệp.
Do không có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng các thuốc giãn phế quản và kháng Histamin.
Ở giai đoạn nặng hơn điều trị chỉ có thể làm giảm các triệu chứng tạm thời. Khi đã bị bệnh tâm phế mạn, điều trị như bệnh lý này về mặt nội khoa.