Tóm tắt bệnh Chậm phát triển tâm thần

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Chậm phát triển tâm thần nặng
  • Chậm phát triển tâm thần nhẹ

Chậm phát triển là khi một đứa trẻ không đáp ứng được mốc phát triển. Những cột mốc quan trọng đề cập đến chức năng vận động, chức năng não và kỹ năng xã hội. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển, bao gồm sinh non, nhiễm trùng và các nguyên nhân di truyền.

Chẩn đoán

  • Khai thác thông tin về tiền sử, bệnh sử
  • Khám lâm sàng phát hiện các rối loạn tâm thần, thần kinh (tri giác, ngôn ngữ, trí năng) và cơ thể (khuyết tật, biến dạng,..)
  • Khám cận lâm sàng: test tâm lý, test thương số trí tuệ IQ, xét nghiệm đặc hiệu như chụp X quang, ghi hình ảnh não, ghi điện não, xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, tế bào, xét nghiệm máu, nước tiểu phát hiện các rối loạn chuyển hóa, các bất thường enzym, các bất thường nhiễm sắc thể.

Điều trị

  • Điều trị có thể bao gồm các can thiệp về hành vi, lời nói và trị liệu nghề nghiệp, tư vấn gia đình hoặc hỗ trợ giáo dục.

  • Thuốc cũng có thể được sử dụng.

Tổng quan bệnh Chậm phát triển tâm thần

Điều trị bệnh

  • Biện pháp Y - Giáo dục: với CPTTT nặng cần có cơ sở đặc biệt để nuôi dưỡng và chăm sóc y tế; với CPTTT nhẹ và vừa cần có các trường chuyên biệt. Với trẻ CPTTT cần liệu pháp vui chơi và tạo điều kiện tương tác nhóm
  • Liệu pháp hành vi: trị liệu tâm lý theo hướng trị liệu hành vi 
  • Liệu pháp hóa dược: các thuốc hướng thần (aminazin, haloperidol...), thuốc an thần nhẹ (seduxen,...), giảm xung động (propanodol,...), thuốc kháng động kinh cho các cơn co giật
  • Liệu pháp gia đình: tham vấn, tư vấn tâm lý cho bố mẹ, gia đình

Các câu hỏi liên quan bệnh Chậm phát triển tâm thần