Ở nhiều người, các ngón tay, ngón chân vào mùa đông thường lạnh ngắt. Nhìn chung, không cần lo lắng về điều này bởi có thể đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách. Tuy nhiên, lạnh buốt chân tay đi kèm với một số cảnh báo sức khỏe khác thì không nên chủ quan.
Da chân, tay nhợt nhạt, xanh xao thậm chí chuyển sang màu hơi trắng, ngứa, thô ráp, đen và dày hơn.
Chân tay bị phù hoặc xuất hiện mụn nước.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu toàn bộ.
Ngâm chân tay với nước nóng hàng ngày, tập thể dục để thúc đẩy tuần hoàn máu, bổ sung thực phẩm giàu calo, ngủ đủ giấc, massage lòng bàn tay, bàn chân....
Ở nhiều người, các ngón tay, ngón chân vào mùa đông thường lạnh ngắt. Nhìn chung, không cần lo lắng về điều này bởi có thể đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách. Tuy nhiên, lạnh buốt chân tay đi kèm với một số cảnh báo sức khỏe khác thì không nên chủ quan.
Nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12.
Chỉ cần thử máu đơn giản sẽ xác định được 2 nguyên nhân trên để có phương pháp điều trị thích hợp.
Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt hoặc đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng, nên nghĩ đến bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, như vậy sẽ nghiêm trọng và cần khám bệnh cho chính xác.
Ngâm chân hàng ngày: Ngâm chân là biện pháp hữu hiệu nhất. Lấy một cái chậu lòng sâu cho nước nóng khoảng 40 độ vào 2/3 chậu, cho chân vào ngâm khoảng 20 phút, thấy thân nhiệt tăng lên chứng tỏ hệ thống tuần hoàn máu lưu thông. Khi ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau thì hiệu quả càng tốt hơn.
Vận động ôxy: Chạy bộ chậm, đi bộ nhanh, nhảy dây, nhảy disco, tập thái cực quyền… đều thúc đẩy tuần hoàn máu nhưng không nên vận động ở cường độ cao, bởi vì ra mồ hôi nhiều sẽ làm “mất hết dương khí”, gây tác dụng ngược.
Đi tất chân bằng bông: Tất làm bằng bông không những đem lại cảm giác mềm mại dễ chịu mà còn hấp thụ mồ hôi chân, làm cho đối chân cả ngày đểu giữ được khô ráo, thoải mái.
Bổ sung thực phẩm giàu calo: Trời lạnh, để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần phải chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy vv.
Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày phải đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng, ngủ đầy đủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.
Massage lòng bàn tay lòng bàn chân: Khi có thời gian, chúng ta nên thường xuyên mát-xa lòng bàn tay và bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng.
Thể dục, tĩnh tâm: Với những trường hợp làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác tay chân và lưng để tăng cường tuần hoàn máu.
Dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt như canh xương bò, gan bò, các loại đậu, sữa bò vv, như thế cũng sẽ giúp cải thiện các chứng bệnh trên.