Bệnh nhân có nhận thức méo mó về cơ thể, có thể ăn một lượng lớn thức ăn sau đó tìm cách nôn ra hết để khỏi lên cân: nôn, móc họng để nôn, dùng thuốc nhuận tràng. Bệnh nhân bị rối loạn này có thể bị trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.
Thường ăn rất nhiều, gấp mấy lần số lượng ăn bình thường; Cảm thấy không thể kiểm soát thói quen ăn uống của mình; Sau khi ăn, tìm cách để không lên cân bằng cách tự làm nôn ra, uống thuốc xổ hay thuốc lợi tiểu, nhịn đói hay vận động cơ thể thật nhiều; Quá chú ý một cách bất thường đến hình dạng thân thể và cân nặng; Bị mất nước, mệt mỏi, yếu ớt; Trầm cảm, bứt rứt; Da khô, vàng.; Răng và lợi bị hư hoại do chất nước chua của bao tử khi nôn ra.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu để xác định rối loạn chuyển hóa có thể được thực hiện.
Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị các rối loạn chuyển hóa như sodium thấp, kali thấp, mất nước. Điều trị tâm lý có thể bao gồm: liệu pháp hành vi và tư vấn. Thuốc chống trầm cảm đôi khi được sử dụng.
Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thể chất và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Chứng nhịn ăn (Anorexia Nervosa): Người mắc chứng này lúc nào cũng thấy là mình quá mập và tự nhịn ăn cho đến khi chỉ còn da bọc xương mà vẫn nhịn. Chứng này có thể đưa đến tử vong như đã nói trên.
Chứng ăn nôn (Bulimia Nervosa): Người mắc chứng này ăn nhiều, cứ cho thức ăn vào miệng xong tìm cách nôn ra hết để khỏi lên cân.
Chứng ăn nhiều (Binge Eating Disorder): Như tên gọi, người mắc chứng này có những bữa ăn thật nhiều nhưng không nôn ra.
Ngoài những hội chứng chính như trên, còn có những dạng khác như nôn mà không ăn nhiều, nhai và nhổ ra và nhịn ăn nhưng không đến nỗi xuống cân quá nhiều.
Đa số những người Mỹ mắc những chứng trên là nữ trong tuổi từ 12 tới 25. Phái nam ít bị hơn ngoại trừ trường hợp chứng ăn thật nhiều.
Càng sớm can thiệp khi bệnh mới bắt đầu thì kết quả càng khả quan. Thời gian bình phục có thể mất hàng tháng hay hàng năm, nhưng phần lớn đều khỏi.
Những thay đổi trong hành vi ăn uống có thể là do sự phối hợp nhiều bệnh khác nhau gây ra, do vậy bước đầu tiên phải làm là khám sức khoẻ tổng quát.
Trong việc chữa trị, không chỉ có bác sĩ tâm lý mà còn bao gồm các bác sĩ thuộc chuyên ngành liên quan như dinh dưỡng, đồng thời phải chữa cả bệnh thể lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Việc điều trị có thể bao gồm: Giúp tạo lại các thói quen ăn uống lành mạnh; đồng thời tác động về mặt tâm lí để giúp người bệnh thay đổi niềm tin và hành vi có hại liên quan tới ăn uống. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc trị trầm cảm để làm giảm bớt tâm trạng lo âu.