Tóm tắt bệnh Chứng chân không nghỉ

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Restless Legs Syndrome
  • Hội chứng chân không yên.

Là sự thay đổi về mặt hóa học trong não gây ra một sự thôi thúc ngồi không yên, muốn di chuyển đôi chân của mình. Đây là một nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ. Các triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm hoặc ngay sau khi nằm xuống. Những người già, đặc biệt là phụ nữ, có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi căn bệnh này. Tình trạng thiếu chất sắt gây chứng bồn chồn chân bằng cách tác động hóa học trong não. Nó có thể có tính chất di truyền, thương gặp khi bệnh nhân đang trong thai kỳ và hoặc mắc bệnh thận.

Triệu chứng

  • Khó khăn khi ngủ hoặc duy trì giấc ngủ

  • Chân hoạt động không ngừng trong giờ nghỉ

  • Có cảm giác bồn chồn hay thôi thúc muốn di chuyển chân

  • Cảm giác bất thường ở chân

  • Đau nhức ở chân

  • Những vết bầm dập không thể giải thích được

Chẩn đoán

  • Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bệnh nhân có bị thiếu hụt chất sắt không có

Điều trị

Điều chỉnh thiếu hụt sắt và sử dụng thuốc. Các loại thuốc được chỉ định là: thuốc điều trị bệnh Parkinson như Carbidopa/Levodopa (Sinemet), Pramipexol (Mirapex), Ropinirol (Requip) và một số loại thuốc khác.

Tổng quan bệnh Chứng chân không nghỉ

Hội chứng khó chịu này thường xuất hiện trong thời gian ngắn sau khi đi ngủ hoặc sau khi ngồi quá lâu. Cảm giác này làm cho bạn muốn ngồi dậy và đi vòng quanh. Vẫn chưa biết nguyên nhân của hội chứng chân không nghỉ, nhưng các nhà nghiên cứu tiếp tục xem xét các bệnh khác có thể liên quan tới hội chứng này.Hội chứng chân không nghỉ có thể tác động tới 10% số người Mỹ ở cả 2 giới. Rối loạn này có thể bắt đầu ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng bệnh xấu đi khi bạn về già. Căn bệnh này có thể phá vỡ giấc ngủ, gây ngủ gà ngủ gật ban ngày và rất khó khăn trong việc đi du lịch.

Điều trị bệnh

Điều chỉnh thiếu hụt sắt

Có thể cho bổ sung sắt. Tuy nhiên, chỉ dùng sắt dưới sự giám sát của bác sĩ và trước tiên kiểm tra sự tích tụ sắt bằng xét nghiệm máu định lượng nồng độ Ferritin trong huyết thanh.

Sử dụng thuốc

Nếu bạn bị hội chứng chân không nghỉ mà không liên quan tới bệnh khác, điều trị tập trung vào thay đổi lối sống và dùng thuốc. Một số thuốc kê đơn, phần lớn những thuốc này được dùng để điều trị các bệnh khác, có thể có hiệu quả giảm tình trạng bồn chồn ở chân.Những thuốc này bao gồm:

 

  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson. Các thuốc này làm giảm cử động chân bằng cách tác động tới nồng độ hóa chất Dopamin trong não. Chúng gồm Pramipexol (Mirapex), Pergolid (Permax), Ropinirol (Requip), và kết hợp Carbidopa với Levodopa (Sinemet).
  • Opioid. Các thuốc gây nghiện có thể giảm triệu chứng từ nhẹ tới nặng, nhưng chúng có thể gây nghiện nếu dùng ở liều quá cao. Một số ví dụ gồm Codein, hợp chất giữa Hydrocodon và Acetaminophen (Vicodin, Duocet).
  • Thuốc giãn cơ và thuốc ngủ. Nhóm thuốc này, được biết là Benzodiazepin, giúp ngủ ngon hơn về đêm. Nhưng những thuốc này không loại bỏ được các cảm giác ở chân, và chúng có thể gây tình trạng ngủ gật ban ngày. Các thuốc an thần thường được dùng trong hội chứng chân không nghỉ bao gồm Clonazepam (Klonopin), Temazepam (Restoril, Razapam) và Triazolam (Halcion).
  • Thuốc chữa động kinh. Những thuốc này, làm giảm hoạt động của các tế bào thần kinh ở chân, bao gồm Gabapentin (Neurontin) và Lamotrigin (Lamictal). Chúng có tác dụng rất tốt ở người bị hội chứng chân không nghỉ.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp. Đôi khi dùng Clonidin (Catapres). Clonidin hoạt động bằng cách kiểm soát kích thích thần kinh theo con đường thần kinh nào đó.

Có thể làm một vài thử nghiệm trước khi bạn và bác sĩ tìm ra thuốc và liều lượng hợp lý đối với bạn. Nên phối hợp các thuốc có thể cho hiệu quả cao nhất.

Đôi khi thuốc đã có hiệu quả đối với bạn trong việc giảm triệu chứng , sau một thời gian ngắn trở nên kém hiệu quả. Thí dụ, dùng thuốc lúc 8 giờ tối nhưng các triệu chứng hội chứng chân không nghỉ có thể bắt đầu xuất hiện vào 6 giờ chiều. Trong các trường hợp này nên báo lạ với bác sĩ để có thể thay thuốc khác.

Phần lớn các thuốc được kê để điều trị hội chứng chân không nghỉ không khuyên dùng cho phụ nữ mang thai. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên làm các kỹ thuật tự điều trị để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nếu những cảm giác này đặc biệt gây khó chịu trong 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai, bác sĩ có thể đồng ý dùng thuốc giảm đau.

Một số thuốc có thể làm trầm trọng các triệu chứng hội chứng chân không nghỉ cần tránh dùng. Những thuốc này gồm thuốc chống nôn, thuốc chẹn kênh Calci (được dùng để điều trị bệnh tim) và phần lớn các thuốc chống trầm cảm. Do đó, bác sĩ có thể khuyên bạn tránh dùng những thuốc này. Tuy nhiên, nếu cần phải dùng những thuốc này, hội chứng chân không nghỉ có thể vẫn kiểm soát được bằng cách dùng thêm thuốc kiểm soát chúng.

Các câu hỏi liên quan bệnh Chứng chân không nghỉ