Đa ối là sự tích tụ quá nhiều nước ối - chất lỏng bao quanh em bé trong tử cung khi mang thai. Đa ối chiếm tỉ lệ 1% các trường hợp mang thai. Hầu hết các trường hợp đa ối đều nhẹ và là kết quả của sự tích tụ dần dần của nước ối trong nửa sau của thai kỳ. Đa ối nặng có thể gây khó thở, sinh non, hoặc các dấu hiệu và triệu chứng khác. Nếu sản phụ được chẩn đoán đa ối, các bác sĩ sẽ theo dõi thai kỳ của bạn để giúp ngăn ngừa các biến chứng. Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Đa ối nhẹ có thể tự mất. Đa ối nặng có thể cần điều trị, chẳng hạn như rút bớt nước ối thừa.
Khó thở hay không thể thở được, trừ khi đứng thẳng; sưng ở chi dưới, âm hộ và bụng; đi tiểu ít, tim thai bất thường.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Siêu âm thai, tính khối lượng nước ối.
Chọc dò ối làm xét nghiệm. Kiểm tra đường huyết thai kỳ.
Thử nghiệm Nonstress kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi.
Siêu âm Doppler.
Trường hợp nhẹ không cần điều trị, hiện tượng đa ối có thể tự mất đi. Trường hợp nặng, điều trị bệnh liên quan, như bệnh tiểu đường, có thể giúp chữa trị hiện tượng đa ối. Nếu sản phụ đã từng sinh non, khó thở hoặc đau bụng, cần phải nhập viện điều trị.
Điều trị có thể bao gồm: Rút bớt lượng nước ối dư thừa. Dùng thuốc, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống Indomethacin (Indocin) giúp làm giảm việc sản xuất nước tiểu của thai nhi và khối lượng nước ối. Không nên dùng Indomethacin khi thai kỳ trên 31 tuần. Do nguy cơ các vấn đề tim thai, thai nhi cần được giám sát siêu âm tim thai và siêu âm Doppler. Sau khi điều trị, bác sĩ cần theo dõi mức nước ối khoảng 1 lần/ mỗi 1-3 tuần.
Nước ối là một chất lỏng không màu bao quanh thai nhi trong tử cung. Nó bảo vệ thai nhi chống lại việc nhiễm khuẩn của cả thai nhi và tử cung. Nước ối cần thiết cho sự sống và sự phát triển của thai nhi đặc biệt là các bộ phận chức năng như phổi và thận.
Bình thường lượng nước ối tăng dần cho đến khi thai được 36 tuần, lúc này lượng nước ối khoảng 1000ml (1 lít). Nếu lượng nước ối trên 2000ml (2 lít) được gọi là đa ối. Dựa vào thời gian và mức độ xuất hiện nước ối người ta chia đa ối làm 2 loại: Đa ối cấp (diễn biến cấp tính, nước ối tăng nhiều trong vài ba ngày) và đa ối mãn (thường xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ, biểu hiện kín đáo hơn).
Đa ối thường để lại hậu quả nặng nề: Mẹ có thể bị vỡ ối sớm dẫn tới đẻ non, chảy máu sau đẻ. Con bị đẻ non, dễ tử vong.
Thường kèm theo thai dị dạng:
Chọc ối: làm giảm các triệu chứng về hô hấp cho mẹ. Đây chỉ là liệu pháp có tính chất tạm thời.
Đình chỉ thai nghén bằng cách gây chuyển dạ: Nếu thai nhi có dị dạng cấu trúc hoặc bất thường nhiễm sắc thể, nhân viên y tế cần phải tư vấn cho cặp vợ chồng về tiên lượng và một số giải pháp để lựa chọn, bao gồm cả việc chấm dứt thai nghén.
Trong trường hợp bệnh nhẹ thì không cần can thiệp mà chỉ chờ đợi cho thai nhi đủ tháng nếu không có các chỉ định sản khoa khác. Nếu bệnh nhân xuất hiện khó thở, đau bụng hoặc đi lại khó khăn thì cho bệnh nhân nhập viện.
Sử dụng thuốc: Gần đây người ta dùng Indomethacine để điều trị đa ối. Thuốc này có tác dụng làm giảm lượng dịch ối tiết da hoặc làm tăng sự tái hấp thu nước ối, làm giảm lượng nước tiểu thai nhi thải ra và làm tăng sự trao đổi dịch qua màng thai. Tuy nhiên, khi dùng Indomethacine có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn vì vậy khi sử dụng phải hết sức cẩn thận.
Chủ động gây chuyển dạ: Khi thai 38-39 tuần hoặc thai phụ khó thở, đi lại khó khăn.
Bấm ối khi sinh: Bấm ối chủ động làm giảm căng tử cung và giúp chuyển dạ được tiến triển thuận lợi, đồng thời hạn chế rau bong non và sa dây rốn. Khi bấm ối cần phải thực hiện thủ thuật một cách thận trọng, sử dụng kim để dịch ối chảy ra từ từ. Cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc mổ lấy thai đề phòng có tai biến xảy ra khi bấm ối.
Sử dụng thuốc co bóp tử cung để cầm máu: Do tử cung quá căng, nguy cơ chảy máu sau sinh do đờ tử cung vì vậy phải cho thuốc co bóp tử cung ngay sau sinh.